Cách phân biệt sàn ôm lệnh và sàn đẩy lệnh
Làm sao để biết nên lựa chọn đầu tư vào bên nào giữa sàn ôm lệnh và sàn đẩy lệnh? Tìm ra câu trả lời chính xác nhất thông qua bài viết sau đây!
Khi mới chân ướt chân ráo tham gia thị trường tài chính, nhà đầu tư cần thực hiện bước quan trọng đầu tiên là tìm hiểu xem nên lựa chọn gì giữa sàn ôm lệnh và sàn đẩy lệnh. Bài viết dưới đây Khoahocfx sẽ giúp bạn tìm hiểu, phân biệt và so sánh 2 dạng sàn này, từ đó giúp các nhà đầu tư xem xét và đưa ra lựa chọn phù hợp với bản thân nhất.
Trong bài viết này
Sơ lược về sàn ôm lệnh và sàn đẩy lệnh
Trước khi đi vào từng khái niệm chi tiết của sàn ôm lệnh và sàn đẩy lệnh, các nhà đầu tư cần hiểu thật rõ về các thuật ngữ chuyên ngành thuộc chủ đề này.
Trên thị trường hiện nay, các sàn giao dịch ngoại hối sẽ được chia thành 2 nhóm chủ chốt, gồm: NDD (Không có bàn giao dịch/ No Dealing Desk) và DD (Bàn giao dịch/ Dealing Desk).
Cách đơn giản nhất để hình dung về 2 nhóm này như sau:
- DD: Nhà cái/ nhà tạo lập nên thị trường và có thể tham gia vào việc quyết định giá cả giao dịch
- NDD: Các sàn môi giới giao dịch trung gian, không có khả năng can thiệp vào mức giá của từng giao dịch
Đặc điểm nổi bật của sàn ôm lệnh và sàn đẩy lệnh
Để so sánh chính xác, các trader cần hiểu khái niệm cốt lõi và các đặc điểm nổi bật của sàn ôm lệnh và sàn đẩy lệnh một cách chi tiết nhất. Cụ thể phần kiến thức chuyên sau này như sau:
Khái niệm và đặc điểm của sàn ôm lệnh
Sàn ôm lệnh chính là Dealing Desk (DD), hay còn được biết đến với thuật ngữ MM (Market Maker – nhà tạo lập thị trường) cung cấp các thanh khoản cho nhà đầu tư hoặc thị trường bằng phương pháp giao dịch với nhà đầu tư của mình như các đối tác.
Do đó, sàn này phải chịu trực tiếp những rủi ro từ chính lệnh của mình. Hoặc dễ hiểu hơn là khi nhà đầu tư phát 1 lệnh “BUY” thì sàn sẽ cho ra một lệnh “SHELL” để làm cân bằng đối trọng với giao dịch đó của nhà đầu tư.
Sàn ôm lệnh có những đặc điểm nổi bật như sau:
- Khớp lệnh theo dạng Instant Execution: Khi nhà đầu tư thấy hiển thị giá và click vào nút tiến hành giao dịch, tại thời điểm này giá sẽ được báo về bộ phận Dealing Desk của sàn ôm lệnh. Tùy vào thực tế thị trường khi đó, mà sàn ôm lệnh sẽ cho đẩy giá khớp qua hình thức báo giá lại (requote). Do đó, tốc độ lệnh được khớp của sàn khá lâu
- Có thể tạo ra các khoản trượt giá (slippage) trong khoảng thời gian thị trường có biến động mạnh: Do đó, các sàn ôm lệnh hay dùng mức phí chênh lệch cố định (spread fixed) do chính sàn quy định. Mức phí chênh lệch này có đủ các loại từ 4 – 5 số thập phân
- Sàn ôm lệnh không thu phí hoa hồng (commission) từ các nhà đầu tư: Nguồn thu chính của sàn ôm lệnh từ phí chênh lệch (spread), đi cùng đó là phần tiền đầu tư thua lỗ của các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, có thể chắc chắn một điều rằng sàn ôm lệnh không cố gắng chơi xấu và chơi đểu để thu lợi nhuận từ khách hàng. Vì giá trị cốt lõi của sàn ôm lệnh là Market Maker, là nền tảng của thị trường. Phải có Market Maker thì mới có sự thanh khoản từ thị trường.
Khái niệm và đặc điểm của sàn đẩy lệnh
Sàn đẩy lệnh chinh la No Dealing Desk, là các sàn môi giới không giữ các lệnh giao dịch của nhà đầu tư mà chuyển trực tiếp đến các nhà thanh khoản
Có nghĩa là, khi nhà đầu tư phát lệnh “BUY/SELL” thông qua sàn đẩy lệnh, thì khi đó nhà đầu tư đang được phát lệnh mua bán trực tiếp với giá trên thị trường. Vậy nên sàng đây lệnh chỉ có nhiệm vụ kết nối các nhà cung cấp thanh khoản với các nhà đầu tư.
Trên thị trường hiện nay, có 2 dạng sàn đẩy lệnh, gồm: Sàn ECN và sàn STP. Đặc điểm nổi bật của hai sàn này được giải thích chi tiết như sau:
Đặc điểm nổi bật của sàn đẩy lệnh ECN
ENC là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Electronic Communication Network (nghĩa là mạng lưới thông tin điện tử. Hoạt động dưới dạng 1 broker với bản chất chính xác của một nhà môi giới, chỉ đóng vai trò kết nối trung gian. Nhiệm vụ chính của sàn đẩy lệnh ECN là thiết lập nên một không gian để các trader phát lệnh và tự giao dịch qua lại với nhau.
Sàn đẩy lệnh ECN thông thường sẽ mang cấu trúc mở, cho phép đa dạng các bên giao dịch (nhà đầu tư nhỏ lẻ, ngân hàng, STP, quỹ đầu tư, ECN khác, MM hoặc quỹ phòng hộ) được phép trực tiếp giao dịch qua lại với nhau. Có nghĩa là, khi phát lệnh qua sàn ECN thì lệnh đó sẽ được hiển thị trên thị trường. Đặc điểm chính của sàn đẩy lệnh này như sau:
- Nguồn cung cấp các mức giá bid/ask: Siêu thấp, sức cạnh tranh cao được tung ra thị trường từ những nhà cung cấp thanh khoản.
- Khớp lệnh tự động với tốc độ nhanh chóng: Nhờ vào sự tham gia của nhiều nhà cung cấp thanh khoản nên độ khớp lệnh tại sàn đẩy lệnh ECN rất nhanh. Đặc biệt, không có trường hợp báo giá lại hay từ chối lệnh từ sàn này.
- Thu phí hoa hồng nhưng phí chênh lệch hợp lý: Do không có bất kỳ sự tham gia nào vào phần chênh lệch nên mức phí spread của sàn đẩy lệnh ECN khá hợp lý (tuy nhiên phí này có khả năng giãn nở nhiều khi thị trường biến động mạnh). Do đó, nguồn thu chính của sàn này đến từ phía khách hàng.
- Xung đột giữa sàn và nhà đầu tư hầu như không có: Mọi lệnh được phát từ nhà đầu từ đều được ECN đẩy ngày ra ngoài thị trường để tham gia giao dịch trực tiếp với những bước khác. Không có bộ phận kiểm soát lệnh (Dealing Desk) nên sàn cũng sẽ không tiền hành giao dịch ngược với nhà đầu tư).
- Mức nạp tối thiểu khá cao: Vì nhà đầu tư phải giao dịch trực tiếp cùng các nhà cung cấp thanh khoản, do đó mức nạp tối thiểu của sàn đẩy lệnh ECN là khá cao so với thị trường chung. Cụ thể, mức thấp nhất sẽ từ 200$ cho một lần nạp, và mức cao nhất có thể lên đến 100.000$. Hiện này, có nhiều sàn đang nỗ lực cung cấp nền tảng MT4 ECN đến nhà đầu tư với mục đích chia nhỏ mức nạp tối thiểu này.
Đặc điểm nổi bật của sàn đẩy lệnh STP
STP là viết tắt của cụm tiếng Anh Straight Through Processing, hay còn được hiểu là sàn cung cấp các thành khoản. Sàn đẩy lệnh STP có nhiệm vụ chuyển tiếp các lệnh giao dịch của nhà đầu tư đến các nhà cung cấp thanh khoản một cách trực tiếp. Mỗi sàn môi giới dạng STP sẽ có một hoặc nhiều nhà cung cấp thanh khoản với mức giá bid/ask cũng khác nhau giữa các đơn vị cung cấp. Các nhà cung cấp thanh khoản này có thể là các sàn ECN, ngân hàng lớn, nhà môi giới lẻ, quỹ đầu tư hoặc quỹ phòng hộ.
Tại thời điểm lệnh giá thị trường được nhận, sàn STP sẽ phát đi 1 lệnh có khối lượng tương đương đến nhà cung cấp thanh khoản để quyết định mức giá bid/ask hợp lý nhất trên danh nghĩa là sàn STP. Khi lệnh được khớp từ các nhà cung cấp thanh khoản thì lệnh của các nhà đầu tư cũng được khớp thức tế cùng 1 mức spread (chênh lệch) được trừ hoặc thêm vào giá thị trường. Các đặc điểm nổi bật của sàn STP như sau:
- Có 2 dạng phí chênh lệch (spread): Gồm phí chênh lệch thả nổi và cố định. Khi thị trường ổn định phí thả nổi là hợp lý. Phí cố định sẽ mang đến nhiều lợi ích hơn khi thị trường biến động mạnh
- Sàn có cơ chế khớp lệnh riêng biệt: Có 2 kiểu cơ chết khớp lệnh là cơ chế thị trường (Market Execution) và khớp lệnh nhanh (Instant Execution)
- Mức nạp tối thiểu rất thấp: Nhà đầu tư có thể bắt đầu chỉ với 10$
So sánh giữa sàn ôm lệnh và sàn đẩy lệnh?
Từ các định nghĩa cùng đặc điểm của 2 dạng sàn ôm lệnh và sàn đẩy lệnh nêu trên, có thể thấy sàn ôm lệnh có khả năng khớp luôn các lệnh do nhà đầu tư phát ra, sàn không chuyển lệnh ra thị trường đến để đến các nhà cung cấp thanh khoản.
Trên thực tế, thời gian là việc của thị trường ngoại hối là 24/5 nên các thanh khoản và khối lượng giao dịch. Vì thế, khả năng lệnh của nhà đầu tư không được chấp nhận là khá cao do nhu cầu giao dịch quá nhiều biến động, khiến sàn ôm lệnh không thể duy trì mức giá đầu tiên. Do đó, khi thị trường rơi vào biến động mạnh, thì sàn ôm lệnh cần phải hành động để tránh lỗ để đảm bảo hoạt động của sàn. Vì vậy, sàn này thường mang nhiều tai tiếng về uy tín như thao túng giá, thay đổi lệnh của nhà đầu từ, ngắt kết nối nguồn tiền,…
Trong khi đó, sàn đẩy lệnh lại ít gặp phải những tai tiếng này hơn. Vì sàn này không ôm lệnh, chỉ làm trung gian cho 2 bên mua – bán và công khai trên thị trường. Sàn không thể can thiệp vào bất cự biến động nào của thị trường.
Nên lựa chọn gì giữa sàn ôm lệnh và sàn đẩy lệnh?
Việc lựa chọn giữa sàn ôm lệnh và sàn đẩy lệnh là thắc mắc mà bất kỳ một nhà đầu tư newbie nào cũng đắn đo trước khi đầu tư. Và câu trả lời nắm ở chính nhu cầu và mong muốn của nhà đầu tư. Nếu đặt sàn ôm lệnh và sàn đẩy lệnh lên bàn cần thì có thể nói “người năm lạng nửa cân”
Điều này còn tùy thuộc vào mức vốn đầu tư và khoảng chấp nhận rủi ro từ các trader khi tham gia giao dịch. Bạn cần xem xét các mức phí giữa hai sàn ôm lệnh và sàn đẩy lệnh. Bạn mong muốn đầu tư với mức phí chênh lệch thấp kèm hoa hồng, hay giao dịch không hoa hồng nhưng phí chênh lệch cao?
Bên cạnh đó, ngoài cơ chế hoạt động của 2 sàn ôm lệnh và sàn đẩy lệnh, nhà đầu tư còn cần tìm hiểu thêm các tiêu chí khác như: tốc độ nạp/rút tiền, CSKH, chi phí khác, giấy phép kinh doanh,… để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Trên đây, chúng tôi đã giải thích đến bạn khái niệm, ý nghĩa, đặc điểm và so sánh về sàn ôm lệnh và sàn đẩy lệnh trong thị trường ngoại hối. Mong rằng thông qua bài viết này, các nhà đầu tư sẽ tìm ra được hình thức sàn giao dịch phù hợp với bản thân và thu về lợi nhuận cao.