Cách phát hiện sớm nhất các dấu hiệu thị trường đảo chiều
Bài viết sau đây sẽ giúp những nhà đầu tư phát hiện dấu hiệu thị trường đảo chiều để đề phòng những rủi ro có thể xảy đến trong quá trình giao dịch.
Nhận biết dấu hiệu đảo chiều là một phần công việc quan trọng của các Trader, bởi lẽ nó giúp kịp thời thoát khỏi thị trường trước khi chúng diễn ra thực sự, hoặc tránh giao dịch vào thời điểm ở cuối xu hướng. Đồng thời, có thể giúp trader tham gia vào một xu hướng mới. Thông qua bài viết sau, chúng tôi xin giới thiệu đến người đọc những dấu hiệu thị trường đảo chiều mới nhất.
Trong bài viết này
Dựa vào biểu đồ xu hướng để nhận biết dấu hiệu thị trường đảo chiều
Khi mức xu hướng được hình thành sẽ tạo ra những góc độ lớn tồn tại trong một thời gian ngắn và được điều chỉnh ngay sau đó để luôn giữ ở mức ổn định từ 30 – 45 độ. Sẽ có ba loại đường xu hướng chính gồm:
- Độ dốc lớn
- Độ dốc trung bình
- Độ dốc nhỏ
Nhìn chung, khi một xu hướng thị trường kết thúc mức giá sẽ phải phá vỡ đường xu hướng đang nâng đỡ nó.
Tuy nhiên việc làm như trên thì vẫn chưa đủ để xác nhận sự đảo chiều. Có nhiều trường hợp sau khi phá vỡ xong, xu hướng sẽ bật trở lại như cũ.
Các bạn có thể tham khảo đồ thị dưới đây để thấy:
Trong một vài trường hợp cá biệt, khi đường trendline bị phá vỡ, mức giá tại đó có thể đổi hướng ngay. Nhưng đối với đa số trường hợp, nó sẽ lên xuống thất thường tại ngưỡng hỗ trợ / kháng cự. Điều đó đồng nghĩa với giá quay trở lại test xu hướng cũ luôn có xu hướng không quay lại vượt quá cận dưới của đường trendline (trong các trường hợp test xu hướng tăng).
Kết quả sẽ giống như biểu đồ dưới đây:
Lưu ý: Việc giá phá vỡ đường xu hướng có độ dốc lớn vẫn chưa phải là dấu hiệu chắc chắn cho xu hướng mặc định của biểu đồ có sự thay đổi. Nhưng với một đường xu hướng có độ dốc nhỏ bị giá xuyên thủng thì được xem là một dấu hiệu cho sự xuất hiện của xu hướng đảo chiều.
Dựa vào các mô hình đảo chiều xu hướng
Các mẫu mô hình giá sẽ là vũ khí tuyệt vời giúp phát hiện khi nào thị trường có xu hướng đảo chiều nhanh nhất. Tuy nhiên, khi biến động xuất hiện, bạn không nên vội vàng lao vào thị trường. Hãy kiên nhẫn chờ đợi những tín hiệu tiếp theo cùng các yếu tố khác để có cho bản thân nhận định đúng đắn và rõ ràng về những gì có thể xảy đến.
Mẫu hình Pin Bar
Cũng có nhiều người gọi Pin Bar là mẫu hình đảo chiều tạm thời, bởi nó thường kết thúc một sóng điều chỉnh và báo hiệu tiếp tục một xu hướng mới. Cần lưu ý rằng, dù nó chỉ là sóng điều chỉnh trong một xu hướng lớn, nhưng nếu quan sát kỹ khung thời gian nhỏ hơn thì nó cũng là một xu hướng khá dài trong khung thời gian nhỏ đó.
Mẫu hình vai đầu vai
Vai đầu vai là môt trong những mẫu hình đảo chiều xu hướng cơ bản nhất trong phân tích kỹ thuật giao dịch. Hai bên vai thường không cần thiết là phải cân bằng nhau, đôi khi sẽ nghiêng về phía bên trái,có khi ngược lại. Xu hướng này được xác nhận là đảo chiều khi giá đi xuống dưới đường cổ (neckline).
Mẫu hình vòng cung
Rounding Top và Rounding Bottom đều thuộc mẫu hình đảo chiều vòng cung. Hình dưới là vòng cung đổi chiều xu hướng giảm thành xu hướng tăng, gọi là Rounding Bottom, ngược lại, ta có Rounding Top.
Mẫu hình Double Triple Top / Bottom
Hình dưới là mẫu hình đảo chiều xu hướng cả hai đáy.
Dựa vào các chỉ báo
Có một số chỉ báo rất hữu dụng trong phân tích kỹ thuật để tìm điểm đảo chiều như:
Đường trung bình động MA của đồ thị
Các đường trung bình động thường có tác dụng khá hữu ích trong việc xác định xu hướng và nó còn đưa ra cả dấu hiệu đảo chiều xu hướng. Để xác định tín hiệu đảo chiều này, bạn nên sử dụng các đường trung bình động lớn như đường MA 150 hoặc thậm chí là 200. Cũng có thể linh hoạt dùng SMA hoặc EMA đều được, vì mọi thứ chỉ dừng ở mức tương đối. Khi bạn nhìn theo nhiều chỉ số sẽ cho bạn có cái nhìn bao quát hơn.
Khi giá cả vượt qua đường MA 150 hoặc 200 thì có nhiều khả năng là xu hướng đã đảo chiều xong, ví dụ như hình bên dưới
Phát tín hiệu
Tín hiệu phân kỳ Hay Divergence thường được tìm thấy trong các chỉ báo dao động như RSI, MACD, Stochastic… Khi có dấu hiệu phân kỳ giữa các mốc giá và các chỉ báo trên thì nhiều khả năng xu hướng sẽ đảo chiều.
Sự giao cắt
Khi đường trung bình động ngắn hạn cắt đường dài hạn theo chiều dọc, nó cho thấy rõ dấu hiệu đảo chiều giảm. Ngược lại, sẽ cho dấu hiệu đảo chiều tăng.
Ngoài ra, sự giao cắt giữa đường MACD và đường tín hiệu của nó cũng cho dấu hiệu xu hướng sắp đảo chiều. Vì đường tín hiệu của MACD là đường luôn chậm so với chính đường MACD nên khi đường MACD cắt đường tín hiệu của nó từ dưới lên thì sẽ cho dấu hiệu giá sắp có xu hướng tăng và giảm.
Thêm một cách tìm dấu hiệu xu hướng sắp đảo chiều nữa là khi cả đường MACD và đường tín hiệu của nó cắt đường 0. Nếu chúng cắt từ dưới lên thì xu hướng sắp tăng, ngược lại là giảm.
PSAR
PSAR là một chỉ số rất nhạy cảm để xác định khi nào xuất hiện xu hướng kết thúc và đảo chiều. Bản thân từ SAR là viết tắt của từ “Stop And Reversal”, nghĩa là dừng và đảo chiều. Dẫu vậy, chính vì sự quá nhạy cảm của PSAR nên tính chính xác thường rất thấp.
PSAR sẽ là công cụ tốt nếu bạn kết hợp nó với một chỉ báo xu hướng hoặc một chỉ báo nào khác giúp đảo chiều. Một trong những công cụ rất tốt khi kết hợp với PSAR đó chính là chỉ báo ADX.
Dựa vào quan sát cú hồi sâu
Một trong những yếu tố quan trọng nhất bạn cần xem xét khi phân tích thị trường đó chính là sức mạnh hồi sâu của xu hướng.
Xu hướng tăng vững chắc luôn tạo được đỉnh đáy sau cao hơn trước (hoặc đỉnh đáy thấp hơn đỉnh đáy trước trong xu hướng giảm). Với những đợt hồi sâu không mang đe dọa đến xu hướng chính thì nó lại trở thành yếu tố củng cố thêm cho xu hướng.
Các trader thường hiểu nhầm rằng các cú hồi sâu này là dấu hiệu thể hiện xu hướng yếu đi. Nhưng nếu bạn chú ý sẽ thấy, một xu hướng đi thẳng mà không có đợt hồi sâu nào thường sẽ không có tính bền vững. Trái lại, các xu hướng dài hạn sẽ có những đợt hồi sâu nặng để tạo đà và củng cố cho xu hướng đi lên của chính nó.
Các cú pullback sẽ được đánh dấu bằng mũi tên màu vàng, khi so sánh cú hồi này với cú hồi ở mũi tên màu đỏ các bạn sẽ thấy, rõ ràng cú hồi ở mũi tên màu đỏ có lực luôn thể hiện sức mua mạnh hơn rất nhiều ở đáy xu hướng giảm.
Sau đó mặc dù người bán đã có nỗ lực đẩy giá xuống thấp hơn để tạo đáy mới nhưng lực bán ra vẫn không mạnh, khiến đáy mới vừa được tạo thì thị trường đã tăng lên trở lại. Cú hồi mạnh trước đó như là một lời đe dọa đến xu hướng giảm trước đó mà trader cần chú ý tới khả năng đảo ngược nguy hiểm này.
Dựa vào phân kỳ của biểu đồ
Phân kỳ cũng là một cách thức phổ biến khác mà trader dùng để xác nhận sức mạnh của xu hướng trên biểu đồ.
Ý tưởng của cách thức này là từ một xu hướng vẫn còn hiệu lực, có thể động lượng hoặc tốc độ của thị trường khi tiếp tục xu hướng có thể bị chậm lại, từ đó trở thành dấu hiệu sớm của sự đảo ngược tiềm năng.
Sự phân kỳ này thường được xác định bằng cách sử dụng một số chỉ báo kỹ thuật phổ biến như MACD, RSI hoặc Stochastic. Cách thức là thị trường tạo đỉnh cao hơn trong xu hướng tăng hoặc đỉnh luôn thấp hơn trong xu hướng giảm trong khi đỉnh đáy trên chỉ báo kĩ thuật thì ngược lại. Đó là lúc tín hiệu phân kỳ báo hiệu sự đảo chiều sắp diễn ra.
Như biểu đồ trên, thị trường tạo đáy thấp hơn trong xu hướng giảm. Nhưng chỉ báo MACD lại tạo đáy cao hơn, ngược lại với biểu đồ giá. Đây là tín hiệu phân kỳ cho thấy thị trường có khả năng đảo chiều.
Dựa vào sự chuyển động giá thay đổi
Như đã nói phía trên, một xu hướng dài hạn thường sẽ hình thành nên những cú hồi không đe dọa đến xu hướng mà còn đảm bảo tính liên tục dài hạn của nó. Nếu giá tăng mạnh hoặc giảm mạnh theo cùng một hướng thì thường đà này không giữ được lâu bền, từ đó hiểu được sự quan trọng trong việc nhận biết sự đảo chiều. Như hình bên dưới:
Hình trên là biểu đồ S&P 500 bị bán tháo liên tục trong một khoảng thời gian. Trước đó, S&P 500 đã có một đợt tăng giá rất mạnh với đường biểu đồ gần như dốc đứng và liên tục đạt đỉnh cao hơn mỗi tuần.
Lưu ý rằng khi xu hướng tăng mạnh hơn và dốc hơn đối với các cú hồi nhẹ và liên tục (mũi tên màu vàng). Sau mỗi một đợt tăng mạnh, thị trường đã thực hiện bán tháo mạnh mẽ gây sốc cho nhiều nhà giao dịch kỹ thuật.
Một xu hướng bền vững thường xuất hiện những đợt hồi của giá cho thấy sức mạnh của phe mua và phe bán trên xu hướng đó. Sự tương tác qua lại của họ là động lực để xu hướng di chuyển.
Mặt khác, xu hướng đi nhanh và mạnh về một hướng, ví dụ xu hướng tăng mạnh, ta có thể thấy nhà giao dịch chẳng còn bận tâm đến việc bán ra. Điều này có thể dẫn đến một hiệu ứng trên thị trường đó là nhà giao dịch sẽ nhanh chóng chấp nhận mua vào ở giá cao hơn.
Tuy nhiên, sự thiếu quan tâm đó từ người bán có thể là một cái bẫy, vì rất có khả năng, khi những lệnh bán thực sự đang được tập trung ở một mức giá cao hơn. Mức giá lúc này sẽ bị tấn công, có thể khiến những lệnh bán này được kích hoạt và giá lại tiếp tục giảm sâu.
Lời chào
Trên đây là bài viết giúp những nhà đầu tư phát hiện dấu hiệu thị trường đảo chiều để đề phòng những rủi ro có thể xảy đến trong quá trình giao dịch. Hy vọng, thông qua bài viết sau, bạn sẽ tự tin hơn trong quá trình sử dụng và thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng, thuận lợi.
Chúc bạn thành công!
>> Xem thêm: