Chỉ số thất nghiệp là gì? Ý nghĩa của tỷ lệ thất nghiệp
Chỉ số thất nghiệp phản ánh sức khỏe của nền kinh tế và giúp dự báo nền kinh tế trong tương lai chính xác.
Chỉ số thất nghiệp là yếu tố phản ánh rất nhiều về nền kinh tế của các quốc gia và có tác động tới các sản phẩm đầu tư khác như chứng khoán, hàng hóa… Do đó, tìm hiểu về tỷ lệ thất nghiệp là điều mà bất kỳ trader nào cũng không nên bỏ qua. Cùng tìm hiểu kỹ càng hơn về chỉ số này để có thể đánh giá chính xác nhất.
Trong bài viết này
Chỉ số thất nghiệp là gì?
Chỉ số thất nghiệp hay tỷ lệ thất nghiệp là chỉ số quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Thông qua chỉ số này cho biết phần trăm số lượng lao động trong một quốc gia, khu vực không có việc làm hoặc đang trong quá trình tìm kiếm việc làm. Chỉ số này được thống kê dựa trên dữ liệu từ các cuộc điều tra lao động hoặc báo cáo chính phủ.
Thất nghiệp là chỉ số quan trọng để đo lường sức khỏe của thị trường lao động và tình hình kinh tế của mỗi quốc gia, khu vực. Thông qua chỉ số, ta biết được mức độ sẵn sàng, khả năng tìm việc của người lao động, từ đó có chính sách kinh tế và yếu tố khác để tác động tới thị trường lao động.
Với chỉ số này, ta cũng có thể đánh giá nền kinh tế có đang gặp khó khăn hay đang phát triển, có ảnh hưởng tới sức mua trên thị trường, có tạo ra áp lực nên xã hội.
Ví dụ về chỉ số thất nghiệp
Để hiểu hơn chỉ số thất nghiệp là gì, chúng tôi sẽ lấy ví dụ đơn giản để quý vị có thể dễ dàng tưởng tượng. Ví dụ Hoa Kỳ là quốc gia có nền kinh tế hàng đầu hiện nay, trong quý I ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp là 4%.
Có nghĩa trên thị trường lao động có 4% mọi người đang không có việc làm và đang tìm việc làm. Trong quý II, tỷ lệ tăng lên 8% do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Có nghĩa tỷ lệ người lao động không có việc làm, đang tìm việc tăng lên.
Nguyên nhân có thể do các doanh nghiệp gặp khó khăn và bắt buộc phải cắt giảm nhân sự để tiếp tục duy trì hoạt động. Điều này ảnh hưởng tới chính người lao động và những người phụ thuộc họ như con cái, bố mẹ già… Chắc chắn sức mua của họ sẽ giảm, có thể tác động chung đến nền kinh tế.
Tỷ lệ thất nghiệp càng cao thì nhu cầu tiêu dùng càng giảm và dẫn tới suy thoái kinh tế trầm trọng hơn. Tất nhiên có ảnh hưởng nhất định tới các kênh đầu tư như chứng khoán, tiền điện tử, hàng hóa…
Đặc điểm của chỉ số thất nghiệp là gì?
Tỷ lệ thất nghiệp sở hữu những đặc điểm quan trọng sau mà bạn cần nắm rõ khi theo dõi chỉ số này:
- Thời gian đo lường: Tỷ lệ thất nghiệp được cập nhật, tính toán thông qua các báo cáo định kỳ có thể là hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm. Được báo cáo bởi các cơ quan thống kê chính phủ, thống kê quốc tế nên có độ chính xác cao.
- Tỷ lệ thất nghiệp thường được biểu hiện dưới tỷ lệ phần trăm cho biết tỷ lệ người thất nghiệp trên tổng lao động.
- Tỷ lệ thất nghiệp ngoài tính tổng trong người lao động còn được tính toán cho các nhóm dân số cụ thể. Ví dụ tỷ lệ thất nghiệp theo độ tuổi, nam/ nữ, theo ngành nghề, theo vùng địa lý, theo chất lượng lao động.
Ý nghĩa của việc theo dõi chỉ số thất nghiệp
Như đã đề cập ở trên, tỷ lệ thất nghiệp là chỉ số quan trọng khi phản ánh sức khỏe của một nền kinh tế. Cũng như thông qua chỉ số này, bạn có thể đánh giá chính xác tác động tới các ngành nghề, lĩnh vực khác. Dưới đây là những ý nghĩa cụ thể của việc theo dõi, phân tích chỉ số này.
- Cho biết sức khỏe của nền kinh tế qua tình hình việc làm, thị trường lao động. Từ đó đánh giá được quốc gia đó có đang khó khăn trong việc tìm việc làm, có sự suy thoái kinh tế xảy ra.
- Dựa vào chỉ số thất nghiệp có thể dự đoán được các chính sách kinh tế được Chính phủ đưa ra nhằm hạn chế tình trạng này. Ví dụ như chính sách tiền tệ, các biện pháp kích thích kinh tế… hay các hoạt động thúc trưởng kinh tế.
- Dựa vào các chính sách sẽ được đưa ra, tình hình thất nghiệp, kinh tế, nhà đầu tư có thể dự đoán xu hướng kinh tế trong tương lai. Nếu tỷ lệ tăng cho thất tình hình suy thoái tiếp t diễn ra và kinh tế có khả năng giảm trường. Ngược lại khi tỷ lệ thất nghiệp giảm có thể nền kinh tế đang hồi phục và có nhiều cơ hội việc làm hơn.
Chỉ số thất nghiệp vô cùng quan trọng khi phản ánh nhiều khía cạnh của nền kinh tế cũng như dùng để dự báo nền kinh tế trong tương lai. Đây là công cụ hữu ích giúp nhà đầu tư dự đoán chính xác giá thị trường và quyết định có nên giao dịch không để kiếm được lợi nhuận cho bản thân.