Tìm hiểu tất tần tật CFD là gì?
Nếu nhà đầu tư đang muốn tìm hiểu CFD là gì thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của chúng tôi về khái niệm này nhé!
CFD được biết đến như một trong số những công cụ phân tích tài chính vô cùng quan trọng đối với danh mục của một nhà đầu tư.
Tuy nhiên, bản thân của CFD cũng sở hữu những ưu điểm và nhược điểm mà người giao dịch thực sự phải lưu ý, đặc biệt là những Trader mới bước chân vào thị trường.
Dưới đây là phần giải thích rõ CFD là gì để mọi người cùng tham khảo, từ đó có thêm kiến thức nền trước khi quyết định thực hiện giao dịch.
CFD được biết đến như một trong số những công cụ phân tích tài chính vô cùng quan trọng đối với danh mục của một nhà đầu tư
Trong bài viết này
Khái niệm CFD là gì? Tìm hiểu về CFD Trading
CFD là từ viết tắt của Contract for Difference, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là hợp đồng chênh lệch. Nó được hiểu như một dạng công cụ tài chính phái sinh, cho phép Trader đầu cơ dựa trên mức giá của một tài sản giữa 2 thời điểm mở và đóng hợp đồng.
Trên thực tế, CFD Trading có phí giao dịch tương đối thấp cùng khả năng đầu tư trực tuyến ở bất cứ địa điểm nào.
Song, nó khá trừu tượng và có nhiều yêu cầu kỹ thuật đòi hỏi các Trader phải nắm rõ CFD là gì mới có thể giao dịch thành công.
CFD Trading có nghĩa là hành vi Trader mở lệnh giao dịch với mức giá hiện tại, sau đó chờ đến khi giá tài sản tăng hoặc giảm rồi nhận về lợi nhuận (hoặc trong một số trường hợp có thể chịu thua lỗ) dựa trên mức chênh lệch này.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa CFD Trading và đầu tư truyền thống là nhà đầu tư không cần sở hữu tài sản thực vì CFD phản ánh giá của tài sản cơ sở.
Nhờ đó, thay vì phải mua tài sản thực, nhà đầu tư có thể dự đoán biến động giá trong tương lai và đầu tư dựa trên khả năng này.
Những ưu điểm của giao dịch CFD là gì?
Bên cạnh việc hiểu được khái niệm CFD là gì, chúng ta cũng nên tham khảo một chút về những ưu điểm của giao dịch CFD để có thể cân nhắc đầu tư thích hợp.
Tỷ lệ đòn bẩy Leverage trong giao dịch CFD cao
Một trong những ưu điểm nổi trội nhất của giao dịch CFD là tỷ lệ đòn bẩy Leverage. Nó cho phép Trader giao dịch với số tiền lớn hơn số dư tài khoản hiện có (tức là mức ký quỹ).
Nhà giao dịch đăng ký với tài khoản Professional có thể mở vị thế giao dịch cao gấp 1000 lần số dư tài khoản hiện có phụ thuộc vào công cụ tài chính và sàn giao dịch, còn con số này khi đăng ký tài khoản Retail chỉ là 30 lần.
Như vậy, nếu có 1,000 USD trong tài khoản với mức đòn bẩy là 1:30, thì nhà đầu có thể mở vị thế giao dịch giá trị 30 USD cho mỗi 1 USD trong tài khoản. Hoặc thực hiện lệnh giao dịch có giá trị lên tới 30,000 USD.
Giao dịch trao đổi mua bán trong thị trường CFD linh hoạt
Nếu chúng ta đều rõ nhược điểm lớn nhất của các kênh đầu tư truyền thống là nhà đầu tư chỉ có thể kiếm lợi nhuận khi thị trường đang có xu hướng thay đổi theo hướng tăng.
Thị trường CFD cho phép nhà đầu tư thực hiện cả 2 lệnh mua và bán, nghĩa là Trader có thể kiếm lợi nhuận từ thị trường đang lên và cũng như thị trường có chiều hướng đang xuống.
Tài sản giao dịch trên thị trường CFD đa dạng
Vì CFD Trading là phái sinh của các tài sản khác nên Trader có thể giao dịch CFD trên hầu hết thị trường tài chính.
Thực tế, nhiều sàn chứng khoán cung cấp hàng ngàn thị trường tài chính trên cùng một nền tảng giao dịch để trader truy cập và thực hiện giao dịch. Một số thị trường CFD có sẵn là cặp tiền tệ Forex, cổ phiếu, chỉ số chứng khoán, trái phiếu, hàng hóa, ETF,…
Giao dịch CFD có nhiều lựa chọn về cặp tiền tệ trong sàn Forex
Các giao dịch CFD Trading trên thị trường Forex cho phép nhà đầu tư tiến hành đầu tư vào nhiều cặp tiền tệ, bao gồm các cặp tiền tệ chính như EUR/USD, USD/JPY, GBP/USD và AUD/USD; cùng với cặp tiền tệ phụ như EUR/GBP và AUD/NZD; và kể cả các cặp tiền tệ ngoại lai như USD/CZK.
Thời hạn của giao dịch CFD là gì?
Ưu điểm tiếp theo của giao dịch này là phần lớn đều không có ngày hết hạn. Tức là trong khi một số thị trường tài chính có ngày hết hạn thì trên hợp hợp đồng thì cổ phiếu CFD không có.
Trader có thể đóng vị thế giao dịch cổ phiếu CFD bất cứ lúc nào mình muốn. Điểm cộng chính là trader có thể mở lệnh giao dịch dài hạn mà không lo lắng về vấn đề chúng bị đóng trước khi sẵn sàng vì hợp đồng hết hạn.
Tuy nhiên cũng có những lúc vị thế giao dịch được tự động đóng vì số dư tài khoản của nhà đầu tư không còn đủ để tiến hành giao dịch.
Chi phí của hợp đồng chênh lệch giá CFD
Ưu điểm cuối cùng của giao dịch này chính là chi phí giao dịch CFD thấp hơn các loại hình đầu tư khác. Trước đó, ta biết rằng mình cần phải trả toàn bộ giá trị của tài sản mới có thể đầu tư vào nó trong thị trường truyền thống. Tuy nhiên với mức ký quỹ thấp hơn, CFD có chi phí đầu tư thấp hơn.
Nhược điểm của giao dịch CFD là gì?
Cũng như bất kỳ phương pháp đầu tư khác thì giao dịch CFD đều có những rủi ro nhất định bên cạnh những lợi ích.
Như chúng tôi có đề cập ở trên, CFD là công cụ tài chính phức tạp và đòi hỏi Trader phải hiểu rõ bản chất của nó. Vì thế, Trader cần nghiên cứu và cân nhắc thật kỹ trước khi bắt đầu giao dịch hợp đồng chênh lệch này.
Rủi ro đầu tiên của CFD có thể đến từ thị trường. Nếu thị trường di chuyển theo hướng Trader giao dịch thì hoàn toàn có thể tạo ra lợi nhuận.
Ngược lại, nếu thị trường CFD di chuyển theo hướng đối lập thì Trader sẽ thua lỗ. Dù các loại hình giao dịch và đầu tư khác cũng có rủi ro này nhưng vì CFD Trading có tỷ lệ đòn bẩy nên nếu thua lỗ, nhà đầu tư sẽ mất nhiều hơn số tiền đầu tư ban đầu.
Như đã đề cập đến ở trên, thị trường CFD cho phép trader sử dụng tỷ lệ đòn bẩy để thực hiện khối lượng giao dịch lớn với mức ký quỹ nhỏ.
Điều này có khả năng khuếch đại lợi nhuận hoặc thua lỗ. Với khoản đầu tư 3.000 USD, trader có thể thu về 30.000 USD nhưng cũng có thể đánh mất số tiền tương đương.
Cách thức hoạt động của CFD là gì?
CFD trading cho phép trader kiếm lời trên cả thị trường tăng và thị trường giảm. Để giao dịch trên thị trường CFDs, trader cần:
- Mở tài khoản giao dịch với một CFD broker;
- Tải phần mềm CFD mà sàn chứng khoán sử dụng;
- Chọn tài sản mà trader muốn giao dịch;
- Dự đoán giá tài sản sẽ tăng hay giảm;
Nếu giá một ounce vàng hiện tại là có giá trị là 1,500 USD và được dự đoán sẽ tăng trong thời gian sắp tới. Khi đó, nhà đầu tư có thể mở lệnh “Buy” tại mức giá nhất định với kỳ vọng mức giá này sẽ tăng lên trong tương lai.
Nếu giá vàng tăng lên như nhận định thì nhà đầu tư đóng lệnh giao dịch (hoặc “Sell”’) với mức giá cao hơn và kiếm lời từ sự chênh lệch giữa giá bán và giá mua.
Ví dụ đơn giản như mở lệnh giao dịch khi giá vàng là 1,500 USD, sau đó, đóng lệnh giao dịch khi giá vàng đạt mốc 1.530 USD thì trader đã kiếm được 30 USD lợi nhuận (về mức leverage và spread tương đối chưa tính).
Ngược lại, nếu dự đoán giá vàng giảm, trader có thể mở lệnh “Sell” trên nền tảng giao dịch. Khi giá tài sản tài chính giảm như kỳ vọng, nhà đầu tư sẽ đóng lệnh giao dịch (hoặc “Sell” lại tài sản) và có thể kiếm lời từ sự chênh lệch này.
Như vậy: nếu mở vị thế bán CFD khi giá vàng là 1,500 USD, sau đó, đóng vị thế khi giá vàng là 1,460 USD thì trader sẽ kiếm được 40 USD lợi nhuận (tương tự về mức leverage và spread tương đối chưa tính).
Tổng kết
Như mọi người cũng đã thấy, giao dịch CFDs dựa trên giá trị thị trường, vì thế các nhà giao dịch có đầu tư thành công hay không cũng phụ thuộc vào hiệu suất hoạt động của thị trường.
Trong trường hợp nhà đầu tư mới tham gia thị trường và muốn tìm hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động và hướng đầu tư hiệu quả CDF là gì, bạn có thể truy cập vào khoahocfx.com để tham khảo một số khóa học trên trang web.
Khoá học FX sẽ tư vấn cũng như giải đáp thắc mắc, thậm chí hướng dẫn mở tài khoản Demo để các Trader có thể tập luyện giao dịch thoải mái và nâng cao kỹ năng đầu tư.
Xem thêm: Tìm Hiểu Lệnh Buy Và Sell Trong Forex