Bí quyết làm chủ cảm xúc khi giao dịch
Cảm xúc khi giao dịch đóng vai trò quan trọng trong sự thành bại của người chơi Forex. Cân bằng cảm xúc, không quá khích hay tiêu cực là cách để bạn đạt được sự thành công.
Ngoài các yếu tố như thiếu kinh nghiệm, sự nhạy bén và khả năng phán đoán thì làm chủ cảm xúc chi phối là sự khác biệt lớn nhất giữa trader thành công và thất bại.
Cũng cùng một lệnh diễn biến xấu, nhưng nếu trader có khả năng kiểm soát tốt tâm lý sẽ có cách xử lý để tình thế không trở nên quá tệ.
Nếu bạn muốn làm chủ cảm xúc, trước tiên hãy cùng tìm hiểu cảm xúc khi giao dịch Forex như thế nào qua bài viết dưới đây.
Trong bài viết này
Những cảm xúc khi giao dịch Forex
Là một nhà giao dịch mới hay lâu năm, bạn đã từng trải qua những cảm xúc nào dưới đây?
Cảm xúc kỳ vọng thiếu thực tế
Nhiều người đặt quá nhiều kỳ vọng vào những đợt giao dịch. Chẳng hạn: Sau khi đọc những quyển sách hay tham gia các khóa học của bậc thầy trong thị trường Forex, họ sẽ biến 1.000$ thành 10.000$ trong vài tháng và sẽ trở thành người tự do tài chính.
Điều đó không đơn giản. Những kỳ vọng thiếu thực tế này vô tình tạo một áp lực lớn, khiến bạn trở nên vội vã và mất đi tính phán đoán.
Có câu “Bò kiếm tiền, gấu kiếm tiền và lợn bị giết thịt”. Nghĩa là nếu bạn không am hiểu về thị trường Forex mà kỳ vọng quá mức thì bạn gần như chắc chắn sẽ mất tiền.
Cụ thể là các nhà giao dịch thường có tâm lý tham lam khi “Nhồi thêm lệnh”. Bởi lúc này, thị trường đang di chuyển theo hướng có lợi cho họ.
Họ quyết định không chốt lời mà thêm vào các giao dịch. Tuy nhiên, điều này khá mạo hiểm bởi thị trưởng có tiến sẽ có lùi. Kiểm soát không khéo lòng tham theo sự kỳ vọng này cũng khiến bạn mất tiền dễ dàng một cách bất ngờ.
Cảm xúc sợ hãi
Cảm xúc khi giao dịch này thường diễn ra đối với những người mới bắt đầu bước vào thị trường Forex và thực hiện lệnh giao dịch. Bởi họ chưa nắm vững một chiến lược giao dịch nào chẳng hạn như giao dịch hành động giá.
Lời khuyên trong trường hợp này là bạn đừng nên giao dịch bằng tiền thật. Trường hợp thứ 2 là người này gặp phải một loạt giao dịch thua lỗ nên họ mất tự tin vào bản thân và sợ hãi khi bắt đầu cuộc giao dịch mới.
Những nhà giao dịch chuyên nghiệp khuyên rằng: Nếu bạn đang có tâm lý sợ hãi về thị trường thì đừng nên mạo hiểm với số tiền thật hoặc số lượng lớn.
Hãy nên bắt đầu bằng số tiền nhỏ để kiểm tra những kiến thức đã học cùng sự nhận định thị trường của bạn có đúng hay không? Sau những lần “thành công” này, bạn sẽ tự tin hơn và không còn tâm lý sợ hãi khi giao dịch với số tiền thật.
Tâm lý muốn “phục thù”
Không ít người rơi vào tâm lý ấm ức sau khi vừa thua lỗ một giao dịch nào đó mà họ chắc sẽ thành công. Cuộc chơi tài chính này không có gì là chắc chắn và lúc nào cũng diễn ra theo suy nghĩ của bạn.
Những nhà giao dịch giàu kinh nghiệm cũng không ít lần đối diện trước tình huống này. Tuy nhiên, họ không để tâm lý muốn “trả thù” chế ngự để bước vào cuộc giao dịch tiếp theo bằng cảm xúc tiêu cực đó.
Cảm xúc hưng phấn
Để thành công, cảm xúc của bạn phải ở trạng thái cân bằng. Cảm xúc tích cực hay tiêu cực đều không tốt để bạn đưa ra quyết định phù hợp.
Đối với cảm xúc hưng phấn, nó thường diễn ra khi người đó đạt được một chuỗi giao dịch thành công liên tiếp. Tuy nhiên, cảm xúc này lại chính là tác nhân khiến cho hàng loạt những thất bại.
Vì sao? Hưng phấn sẽ tạo ra sự chủ quan và bảo thủ. “Thừa thắng xông lên” họ thường muốn thắng thêm và họ quên mất thị trường Forex luôn có những rủi ro hết sức bất ngờ. Họ sẽ mất đi tính cẩn thận và phòng hờ rủi ro.
Bạn cần nên nhớ, giao dịch Forex là một trò chơi dài hạn với xác suất rủi ro luôn tìm ẩn. Ngay cả khi lợi thế của bạn thành công 70% theo thời gian thì bạn vẫn có thể đạt 30 giao dịch thua lỗ liên tiếp trong số 100…. Bạn sẽ không bao giờ biết giao dịch nào sẽ thua và giao dịch nào sẽ là thắng trong trò chơi tài chính này.
Quản lý cảm xúc trong giao dịch Forex
Trên đây là những cảm xúc thường gặp khi bắt đầu cuộc giao dịch Forex. Khi bạn nhận diện ra những cảm xúc này đang hiện diện thì hãy nên cân bằng chúng trước khi thực hiện giao dịch mới. Bằng lý trí, bạn có thể kiểm soát những dòng cảm xúc đó theo những cách dưới đây:
Hiểu được lợi thế giao dịch của mình là gì và nắm vững nó
Người ta ví một trader như một tay súng trên chiến trường. Vì thế, bạn hãy là một “tay súng bắn tỉa” thay vì một “tay súng máy”. Hiểu biết càng sâu sắc, chi tiết về chiến lược bạn sẽ vững vàng và tự tin có cơ sở. Khi ấy, bạn sẽ thấy được cơ hội và có tầm nhìn xa để thực hiện cuộc giao dịch này.
Biết cách quản lý rủi ro
Một nhà giao dịch giỏi không chỉ nhìn thấy được cơ hội mà còn thấy được rủi ro. Khi nhận diện ra rủi ro, bạn nên dự trù để có cách kiểm soát một khi điều đó xảy ra thực tế.
Bằng không, mọi giao dịch của bạn sẽ bị cảm xúc ảo tưởng chi phối và bạn sẽ quyết định theo cảm tính. Hoặc khi vấp phải một sự biến động của thị trường giao dịch ngoại hối, bạn lại hoang mang, lo sợ và không thể đưa ra cách xử lý linh hoạt.
Mặt khác, bạn cũng cần biết chấp nhận sự mất mát. Đó không phải là một ý nghĩ tiêu cực mà là một ý nghĩ thực tế. Khi bạn lường trước mọi điều sẽ xảy ra và chuẩn bị tâm lý để đối mặt, bạn sẽ ít thất bại hơn.
Thiết lập nhật ký giao dịch
Lý trí và cảm xúc luôn trái chiều nhau. Một khi cảm xúc lên ngôi thì lý trí sẽ bị đánh lừa dễ dàng. Một cách để kiểm soát cảm xúc khi giao dịch nữa chính là bạn nên thiết lập nhật ký giao dịch.
Bạn cần nghĩ về giao dịch ngoại hối cũng giống như một công việc kinh doanh thay vì giống như một chuyến đi đến sòng bạc hên xui.
Hãy bình tĩnh và ghi chép lại chi tiết các thông tin về những phiên giao dịch vừa qua gồm các mục cơ bản như: Khung thời gian giao dịch + Điểm vào + Điểm chốt lời + Điểm cắt lỗ và kế hoạch quản trị rủi ro như thế nào. Hãy ghi nhận cả những thất bại lẫn thành công bạn đã đạt được để khi nhìn vào đây, bạn sẽ có chiến lược khách quan hơn và kiểm soát được mọi cảm xúc bất ổn của mình.
Cảm xúc khi giao dịch là một yếu tố liên tục xảy ra cho bất kỳ ai khi tham gia thị trường ngoại hối. Chúng ta không thể ngăn cảm xúc đó cao trào hay xuống dốc, nhưng sẽ kiểm soát được khi chúng ta hiểu mình đang ở trạng thái nào?
Như đã phân tích trên, có nhiều cách để bạn bước vào một cuộc giao dịch bằng một tâm lý khách quan. Đó là một trong những yếu tố khá quan trọng quyết định bạn sẽ thành công hay thất bại trong cuộc giao dịch đó.
>> Xem thêm: Stopout là gì? Stopout level trong Forex là gì?