Call Margin là gì? Cách để hạn chế Call Margin
Nếu bạn đang tìm hiểu Call Margin là gì thì đây là thông báo từ nhà môi giới giúp bảo vệ trader khỏi những rủi ro và ngăn ngừa tổn thất khi bị thua lỗ.
Chắc hẳn sẽ rất nhiều nhà đầu tư mới chưa nắm rõ được thuật ngữ này. Nếu bạn quan tâm đến vấn đề bảo vệ cho các trader không sử dụng lệnh cắt lỗ thì hãy tham khảo những thông tin hữu ích qua bài viết này ngay nhé!
Trong bài viết này
Định nghĩa: Call Margin là gì
Chúng ta cần hiểu Margin là gì? Đây là số tiền tối thiểu cần thiết để mở lệnh giao dịch với khối lượng lớn hơn gấp nhiều lần tùy thuộc vào mức đòn bẩy tài chính được sàn giao dịch cung cấp.
Ví dụ: Mức đòn bẩy 1:100, bạn muốn đặt lệnh mua 20.000 EUR thì bạn chỉ cần bỏ ra số tiền ký quỹ là 200 EUR.
Còn call margin là gì? Thì đây là lệnh dừng ký quỹ, giúp trader bảo vệ quản lý rủi ro của họ và ngăn ngừa tổn thất.
Lệnh call margin thường xảy ra khi tỷ lệ tiền vốn của nhà đầu tư có trong tài khoản giảm xuống dưới mức yêu cầu ký quỹ duy trì.
Tài khoản bị Call Margin sẽ như thế nào?
Sau khi bạn hiểu call margin là gì thì chắc chắn bạn đã mường tượng ra khi tài khoản bị call margin sẽ ra sao rồi phải không? Cụ thể, khi tài khoản giao dịch của bạn gặp phải tình trạng này sẽ có vấn đề như sau xảy ra:
- Tất cả các lệnh giao dịch sẽ tự động Stop out để giảm số tiền ký quỹ đã sử dụng.
Vì vậy, để duy trì lệnh, các trader cần phải nạp thêm tiền vào tài khoản, đồng nghĩa với việc tăng vốn thực có (equity).
Bên cạnh đó, bạn nên xem xét nạp thêm tiền ký quỹ để duy trì các lệnh đang mở hoặc đóng bớt lệnh để phù hợp với chiến lược đã định sẵn trước đó.
Làm thế nào để hạn chế Call Margin
Có thể thấy, khi sử dụng đòn bẩy, các trader nhất định phải nắm rõ cách tính tiền ký quỹ cho mỗi vị thế mở lệnh và việc tài khoản bị call margin là điều mà các nhà đầu tư đều muốn tránh khỏi. Vậy, làm thế nào để hạn chế được tình trạng như thế này?
- Hạn chế giao dịch các sản phẩm với khối lượng lớn
Sau khi hiểu về call margin thì chắc hẳn bạn cũng đã biết được rằng, khi thực hiện một giao dịch, cần xác định được mức thua lỗ có thể chấp nhận chiếm bao nhiêu phần trăm vốn thực.
Vì nếu đặt lệnh ở mức volume quá lớn hoặc mở nhiều lệnh nhỏ khi đang lỗ, mức used margin sẽ tăng lên liên tục và equity sẽ giảm đi nhanh chóng và khiến cho tài khoản của bạn bị margin call.
Tuy nhiên, giao dịch với khối lượng như thế nào, bao nhiêu, còn tùy thuộc vào bạn có phải là nhà đầu tư mạo hiểm hay không hay là bạn là một người muốn sự an toàn.
Ngoài ra, bạn nên nhớ rằng muốn lợi nhuận cao thì sẽ đi kèm với rủi ro cao. Vậy nên, hãy chọn phương pháp giao dịch phù hợp với mình hơn là hành động theo trực giác làm volume giao dịch tăng không kiểm soát.
- Hạn chế chọn đòn bẩy quá cao
Khi chọn mức đòn bẩy quá cao, equity và margin level của bạn sẽ giảm xuống rất nhanh và tình trạng margin call sớm muộn gì cũng xảy ra.
Vì mối quan hệ mật thiết này, bạn nên cân nhắc chọn sàn giao dịch với mức đòn bẩy phù hợp và tuyệt đối không sử dụng đòn bẩy quá lớn để ngăn chặn tình trạng cháy tài khoản.
Ngoài ra, tại sàn XTB, margin call xảy ra khi mức ký quỹ giảm xuống dưới 30% và bạn sẽ phải dừng giao dịch ngay và Stop Out là hành động đóng hoặc thanh lý các lệnh của bạn.
Khi một lệnh đóng giao dịch xảy ra, lệnh đang mở với khoản lỗ lớn nhất sẽ tự động đóng lại cho đến khi mức ký quỹ của bạn trở lại trên 30% để bảo vệ tài khoản khỏi bị lỗ hơn nữa. Có thể thấy, đây chính là cách mà sàn XTB giúp bạn quản lý rủi ro của mình hiệu quả hơn.
Để tránh bị đóng lệnh đang mở khi đang giao dịch, bạn cần đảm bảo mức ký quỹ của mình duy trì trên 30% bằng cách gửi thêm tiền để tài khoản có thể hoạt động bình thường và xuyên suốt.
Các thuật ngữ khác liên quan đến Call margin
Để có thể quản lý rủi ro hiệu quả, không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu Call margin là gì thì bạn nên biết thêm một số thuật ngữ khác để quản lý vốn tốt hơn.
Balance
Đây là số dư ban đầu trong tài khoản của các nhà giao dịch. Ví dụ, bạn nạp vào 500 USD thì Balance là 500 USD và đây cũng là số tiền tối đa mà bạn có thể mất.
Có nghĩa là, dù bạn có bị Margin hay đi vay của sàn thì số tiền bạn mất tối đa vẫn chỉ là số tiền mà bạn nạp vào tài khoản. Số dư này sẽ thay đổi khi bạn thêm tiền vào tài khoản hoặc lúc lệnh giao dịch của bạn được đóng.
Ví dụ, Bạn đóng một lệnh lỗ thì Balance của bạn sẽ bị trừ tiền. Ngược lại khi bạn kết thúc một lệnh lãi thì tiền sẽ được cộng vào tài khoản.
Equity
Equity là số tiền ròng, đây là tài khoản ước tính sau khi đã cộng trừ lãi lỗ của giao dịch đang mở. Cụ thể: Equity = Balance + Floating profit
Trong đó, Balance là tổng số dư ban đầu, Floating profit là tổng lời/thua lỗ của lệnh đang mở. Còn khi bạn đóng tất cả các vị thế mua bán, Equity sẽ trở thành là Balance.
Ví dụ, tài khoản lúc đầu của bạn là 1000 EUR, đồng nghĩa Balance = 1000 EUR. Trường hợp bạn chỉ giao dịch một lệnh mua trên thị trường và lãi 20 EUR, thì Equity lúc này của bạn bằng 1020 EUR (1000 + 20 = 1020). Nhưng nếu lệnh mua của bạn đóng và bạn được tổng lợi nhuận là 50 EUR thì khi đó, Equity = Balance = 1050 EUR.
Used Margin
Used Margin là số tiền ký quỹ đã sử dụng khi bạn thực hiện cùng lúc nhiều lệnh, mỗi giao dịch sẽ quy định từng mức Margin riêng.
Nếu bạn cộng tất cả mức ký quỹ bắt buộc trên của từng giao dịch lại, sẽ được tổng số tiền, đây cũng chính là số tiền ký quỹ đã sử dụng.
Ví dụ: Khi bạn thực hiện 2 lệnh giao dịch, lệnh đầu có margin là 10 USD, lệnh thứ hai margin là 11 USD => Used margin của bạn là 21 USD.
Free Margin
Free Margin là số tiền ký quỹ còn dư, dùng để mở các lệnh giao dịch mới.
Free Margin = Equity – Used margin
Từ công thức trên, Equity tăng lên thì Free Margin cũng tăng. Nhờ vậy, bạn đang có thêm cơ hội để mở các lệnh giao dịch khác.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, khi Free Margin chạm mức bé hơn hoặc bằng 0, bạn sẽ không được thực hiện lệnh giao dịch nào nữa.
Margin level
Nếu bạn đã hiểu call margin là gì thì chắc chắn bạn nên nắm được Margin level là như thế nào. Đây được gọi là mức ký quỹ, là thuật ngữ dùng để đo sức khỏe tài khoản của bạn có tốt hay không.
Nếu sức khỏe tài khoản của bạn tốt, thì mức ký quỹ sẽ cao. Còn nếu bạn đang có nguy cơ cháy tài khoản, thì Margin Level sẽ càng ngày càng thấp.
Margin level = (Equity/ Used Margin) x 100%
Các sàn giao dịch Forex sẽ quy định margin level khác nhau, tuy nhiên, đa số các sàn đều đặt tối thiểu ở mức 100%.
Có nghĩa là khi equity của bạn thấp hơn hoặc bằng used margin, thì bạn sẽ không thể mở thêm lệnh mới. Điều này đảm bảo tài khoản của các trader có đủ khả năng để trả nợ cho sàn trong trường hợp giao dịch thua lỗ.
Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến chủ đề: Call margin là gì. Hy vọng rằng bạn sẽ biết cách quản lý rủi ro của mình và tránh được tình trạng này.
Tổng hợp những câu hỏi về Call Margin là gì
Làm cách nào để không bị call margin?
Để không bị call margin bạn nên áp dụng phương pháp sau:
- Không nên sử dung đòn bẩy quá cao
- Giao dịch với khối lượng vừa phải
- Luôn đặt stop loss
Khi bị call margin trader cần phải làm gì?
- Trader nạp thêm tiền vào tài khoản để gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu.
- Trường hợp bạn không muốn nạp thêm tiền vào tài khoản thì có thể đóng, thanh lý một hoặc một vài lệnh xấu. Việc làm này làm giảm mức ký quỹ sử dụng để đưa margin level về mức cho phép.
- Đưa chuyên gia xử lý.
Cách tính call margin?
Giá trị ký quỹ bổ sung = (Tỷ lệ ký quỹ – Tỷ lệ ký quỹ duy trì ) / (1 – Tỷ lệ ký quỹ duy trì) x Tổng giá trị tài sản trên tài khoản giao dịch ký quỹ tính theo giá thị trường.
Các loại hình đầu tư nào có call margin?
Có 3 loại hình đầu tư sẽ có call margin như: Crypto, chứng khoán, forex.
>Xem thêm: Scalping là gì? Cách áp dụng giao dịch lướt sóng lợi nhuận cao
Tham khảo thêm