Bollinger Bands là gì? 3 cách áp dụng Bollinger Bands trong giao dịch forex
Nếu là một nhà giao dịch kỹ thuật, bạn cần phải hiểu được Bollinger Bands là gì? Đây là công cụ đo lường biến động giá thông qua những đường trung bình SMA, cấu tạo gồm 3 dải trên, dưới, giữa nên còn được gọi là dải Bollinger Bands.
Trong bài viết này
Bollinger Bands là gì?
Bollinger Bands là một chỉ báo kỹ thuật, một công cụ phân tích thị trường được khá phát triển bởi John Bollinger – một nhà phân tích kỹ thuật chứng khoán rất nổi tiếng. Chỉ báo được cấu tạo từ những đường trung bình động SMA và có 3 dải:
- Dải trên – Upper Band – được xác định bằng cách lấy giá trị đường SMA cộng với 2 lần độ lệch chuẩn.
- Dải giữa – Middle Band – được xác định bằng giá trị SMA20, tính trung bình của mức giá đóng cửa trong chu kỳ 20 ngày.
- Dải dưới – Lower Band – được tính bằng cách lấy giá trị SMA trừ đi 2 lần độ lệch chuẩn.
Dải Bollinger Bands sẽ tự điều chỉnh mở rộng hoặc thu hẹp tùy thuộc vào thị trường biến động nhiều hay ít biến động.
Bollinger Bands thể hiện điều gì?
Bollinger Bands là một chỉ báo giao dịch rất phổ biến và được nhiều trader áp dụng. Các phân tích đều cho thấy, khi giá càng di chuyển tiệm cận lên dải trên, thị trường sẽ càng trong trạng thái quá mua và ngược lại, khi giá càng di chuyển xuống dải dưới, thị trường sẽ càng trong trạng thái quá bán. Các biểu hiện cụ thể của dải Bollinger Bands là:
- Siết chặt: Khi dải Bollinger Bands siết chặt, đồng nghĩa với việc khoảng cách giữa dải trên và dải dưới được thu hẹp lại vào gần dải giữa, lúc này thị trường đang trong giai đoạn biến động thấp. Đây có thể là một cơ hội giao dịch tốt vì khả năng giá sẽ bứt phá trong tương lai.
- Mở rộng: Khi dải Bollinger Bands mở rộng về 2 phía trên – dưới, biến động thị trường đang giảm dần. Đây là thời điểm mà trader nên thoát vị thế để bảo toàn vốn hoặc chốt lời. Tuy nhiên, lưu ý đây không phải là tín hiệu giao dịch vì không có cơ sở cho thấy giá sẽ di chuyển theo chiều tăng hay giảm.
- Bứt phá: Khi giá vượt qua dải trên hoặc dải dưới, đó là thời điểm mà thị trường sẽ có sự bứt phá mạnh mẽ. Lịch sử cho thấy, trong các trường hợp này đều là những thời điểm có sự kiện lớn. Mặc dù vậy, đây cũng không phải là tín hiệu giao dịch. Sự bứt phá không thể cung cấp chính xác manh mối nào về hướng di chuyển của giá hay mức độ bứt phá là bao nhiêu.
Những hạn chế của dải Bollinger Bands
Với những tín hiệu mà Bollinger Bands mang lại, có thể khẳng định chỉ báo này không cung cấp tín hiệu giao dịch. Nó chỉ đơn thuần cung cấp cho trader những thông tin liên quan đến biến động giá. Điều này cũng có nghĩa là bạn sẽ thất bại nếu sử dụng nó như một chỉ báo giao dịch độc lập.
Theo nhà sáng lập chỉ báo, trader nên kết hợp Bollinger Bands với RSI và MACD để có thể nhận diện được tín hiệu giao dịch.
Ngoài ra, dải Bollinger Bands cũng có một nhược điểm khác. Nhược điểm này đến từ việc sử dụng giá trị SMA 20 ngày. Con số này có thể không hiệu quả trong nhiều tình huống. Vì vậy, trader có thể tự điều chỉnh để thiết lập chỉ báo theo cách riêng của mình, sử dụng số lần lệch chuẩn phù hợp để mang lại tín hiệu chính xác hơn.
3 cách áp dụng Bollinger Bands trong giao dịch
Giao dịch trong kênh giá
Với cách này, trader sẽ xem dải trên của Bollinger Bands đóng vai trò như ngưỡng kháng cự, còn dải dưới sẽ đóng vai trò như ngưỡng hỗ trợ.
Khi giá chạm vào vùng hỗ trợ hoặc kháng cự, giao dịch sẽ ngay lập tức được tiến hành. Tuy nhiên, chọn cách giao dịch này cũng gặp một số hạn chế:
- Chỉ phù hợp giai đoạn thị trường sideway. Vì trong giai đoạn tích lũy nên biến động giá không lớn, lợi nhuận mang về cũng không cao.
- Nếu giá vượt qua ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự, dải Bollinger Bands sẽ vận hành theo một xu hướng mới. Do đó, tín hiệu đóng mở vị thế sẽ không còn đảm bảo sự chính xác.
- Nếu dải Bollinger Bands mở rộng, biến động tăng lên, xu hướng mới sẽ mở ra và các tín hiệu chạm ngưỡng đều không đáng tin cậy.
Giao dịch tại điểm breakout kênh giá
Trường hợp này áp dụng cho chuỗi Bollinger Bands đi ngang, kéo dài một thời gian. Khi giá tạo nên những điểm breakout khỏi dải trên và dải dưới thì trader sẽ mở hoặc đóng vị thế hiện tại.
Giao dịch biến động giá đảo chiều
Khi dải Bollinger Bands biến động mạnh, đây là tín hiệu dự báo cho một biến đổi về xu hướng. Đây có thể là cảnh báo cho việc thị trường sẽ có sự thay đổi, một xu hướng mới sắp diễn ra. Còn nếu biến động tăng không đủ mạnh để phá vỡ các ngưỡng hỗ trợ/ kháng cự, thì trader không nên giao dịch vì tín hiệu thiếu chuẩn xác, có thể dẫn đến thua lỗ.
Nhìn chung, giao dịch với dải Bollinger Bands khó đảm bảo được độ chính xác. Công cụ này chỉ nên được sử dụng để đo lường những biến động thị trường. Còn nếu muốn sử dụng giao dịch, nhà đầu tư cần kết hợp thêm nhiều chỉ báo khác để xác lập tín hiệu chuẩn.