Lịch kinh tế ngày 22 tháng 1 đến 26 tháng 1 tâm điểm là các cuộc họp chính sách của ngân hàng Nhà nước Trung ương
Các cuộc họp chính sách của các ngân hàng Trung Ương lớn đang đang nhận được nhiều sự chú ý trong lịch kinh tế tuần này. Giới hoạch định chính sách có khả năng cao sẽ không vội đưa ra các thay đổi các chính sách về tiền tệ hiện hành khi nền kinh tế vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức trong thời gian tới.
Trong bài viết này
Thứ 3: Quyết định lãi suất của ngân hàng nhật bản
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) dự báo sẽ giữ nguyên chính sách hiện tại để hỗ trợ và giúp nền kinh tế phục hồi sau trận động đất hồi đầu năm. Trong khi đó, giới hoạch định chính sách mong muốn có thêm các dấu hiệu lạm phát trên mức mục tiêu là 2% là bền vững trước khi quyết định tăng lãi suất.
Thứ 4: PMI dịch vụ và sản xuất của Hoa Kỳ, quyết định lãi suất của Canada, Tồn kho dầu thô
Khảo sát sơ bộ về Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) có kết quả tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), Vương quốc Anh và Hoa Kỳ sẽ cung cấp thêm các thông tin về sức khỏe nền kinh tế cho các nhà đầu tư. Các số liệu về tuyển dụng và đơn đặt hàng mới cũng sẽ được theo dõi sát sao.
Thứ 5: Dữ liệu GDP của Mỹ, quyết định lãi suất của ECB
Mức lạm phát cao tại Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và Canada đặt ra một thách thức lớn đối với các ngân hàng trung ương như ECB và BOC khi họ đang cân nhắc việc giảm lãi suất. Hiện tại, dường như việc giảm lãi suất không phải là một phương án khả thi do tình hình lạm phát đang diễn ra. Mặc dù thị trường từng kỳ vọng ECB có thể giảm lãi suất 5 lần trong năm nay, nhưng các quan chức cho rằng, quan điểm này là quá lạc quan và không phản ánh đúng tình hình hiện tại.
Vào ngày thứ Năm, Bộ Thương mại Mỹ sẽ công bố báo cáo sơ bộ tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 4/2023. Theo cuộc khảo sát của hãng tin Dow Jones, các nhà kinh tế học dự báo rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tăng trưởng 1,7% trong quý vừa qua. Việc này đánh dấu mức tăng thấp nhất kể từ sau cú giảm 0,6% ghi nhận vào quý 2/2022. Tình hình kinh tế toàn cầu vẫn đang gặp nhiều khó khăn và biến động, và việc tăng trưởng kinh tế chỉ đạt mức thấp nhất trong một thời gian dài đã gây ra nhiều lo ngại và bức xúc trong cộng đồng kinh tế học và doanh nghiệp.
Thứ 6: Lạm phát PCE của Mỹ
Ngày 26/1 tưcs thứ 6 tuần này, Bộ Thương mại Mỹ sẽ công bố báo cáo chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 12, một thước đo lạm phát được Fed ưa chuộng. Theo khảo sát của Dow Jones, giới chuyên gia dự báo PCE lõi – chỉ số không bao gồm giá năng lượng và thực phẩm – tăng 0,2% trong tháng 12 so với tháng trước và tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.
Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tạm ngừng đưa ra phát biểu trước cuộc họp chính sách diễn ra vào cuối tháng. Giới đầu tư sẽ quan tâm đến các dữ liệu tăng trưởng GDP và Chỉ số Giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) để có cơ sở dự báo lộ trình lãi suất của FED.
Nếu có sự chênh lệch lớn so với kỳ vọng, hai báo cáo trên có thể gây biến động lớn trên thị trường tài chính trong tuần này, đặc biệt là dữ liệu lạm phát. Lạm phát ở Mỹ đã giảm sau khi đạt đỉnh hơn 4 thập kỷ vào mùa hè năm 2022, và duy trì xu hướng này trong những tháng gần đây, tuy nhiên vẫn chưa đạt mục tiêu 2% mà Fed đề ra.