Inside Bar là gì? Hướng dẫn cách giao dịch với mô hình nến Inside Bar
Inside Bar là gì? Là câu hỏi mà có nhiều trader mới đặt ra. Để hiểu rõ hơn khái niệm cùng cách giao dịch hiệu quả hãy tham khảo thông tin chi tiết sau đây.
Inside Bar là một mẫu hình nến quan trọng trong phân tích kỹ thuật, thể hiện sự tiếp diễn hoặc đảo chiều của xu hướng giá. Hiểu và nhận biết mô hình sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định giao dịch thông thái hơn. Nếu bạn muốn biết rõ hơn Inside Bar là gì và cách thức giao dịch hiệu quả, xin mời đọc tiếp nội dung bài viết sau.
Trong bài viết này
Nến Inside Bar là gì? Đặc điểm của mô hình Inside Bar
Inside Bar là một mô hình nến chỉ gồm hai nến liên tiếp, trong đó nến thứ hai có phạm vi giá (cả thân và bóng) nằm hoàn toàn trong phạm vi giá của nến thứ nhất.
Nến thứ nhất được gọi là nến mẹ (mother bar), còn nến thứ hai được gọi là nến con (inside bar). Màu sắc của hai nến không quan trọng, chỉ cần phạm vi giá của nến con nhỏ hơn phạm vi giá của nến mẹ.
Mô hình nến Inside Bar thể hiện sự biến động thấp và tích lũy của thị trường trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này có nghĩa là các nhà đầu tư đang chờ đợi các yếu tố mới để quyết định hướng đi tiếp theo của thị trường.
Khi có sự xuất hiện của các yếu tố mới, như tin tức, báo cáo kinh tế, sự can thiệp của ngân hàng trung ương… Thì thị trường sẽ phá vỡ khỏi phạm vi giá của Inside Bar và tạo ra xu hướng mới.
Inside Bar cũng có thể có nhiều biến thể khác nhau, tùy thuộc vào vị trí của thân bóng của nến con so với nến mẹ. Một số dạng khác của mô hình nền này được biết đến như Bullish Inside Bar, Bearish Inside Bar,…
Ý nghĩa của Inside Bar mà nhà đầu tư cần biết
Inside Bar là một mẫu nến đơn giản nhưng rất hiệu quả trong phân tích kỹ thuật. Nó cho thấy sự thay đổi tâm lý của nhà giao dịch và tiềm năng của xu hướng tiếp theo.
Inside Bar bao gồm hai cây nến: cây nến đầu tiên có thể là một cây nến tăng hoặc giảm mạnh, thể hiện sự áp đảo của phe mua hoặc phe bán. Khi xuất hiện mô hình nến này đồng nghĩa với sự do dự và chờ đợi của các nhà giao dịch.
Phe thắng thế không còn tự tin để đẩy giá đi xa hơn theo xu hướng hiện tại, trong khi phe yếu thế cũng không có đủ lực để đảo ngược xu hướng. Điều này dẫn đến sự thu hẹp biên độ giao dịch và giảm khối lượng giao dịch.
Bạn có thể quan sát thấy Inside Bar có thể xuất hiện một lần hoặc nhiều lần liên tiếp. Khi có nhiều Inside Bar liên tiếp, chúng tạo thành một mô hình tích luỹ tam giác.
Các trader có thể xem xét các khung thời gian nhỏ hơn để nhận biết rõ hơn mô hình tích lũy tam giác. Nếu nó xuất hiện thì đây là một dấu hiệu của sự chuẩn bị cho một đợt bùng nổ giá mạnh mẽ.
Khi Inside Bar được phá vỡ, giá sẽ có xu hướng di chuyển theo hướng của đường phá vỡ. Đó có thể là sự tiếp tục của chiều hướng hiện tại hoặc sự đảo chiều. Điều quan trọng là bạn phải xác định được xu hướng chính và các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá trước khi vào lệnh.
Inside Bar là một công cụ hữu ích cho nhà giao dịch. Nó giúp bạn nhận biết được tâm lý của thị trường cùng cơ hội giao dịch tiềm ẩn. Tuy nhiên cũng cần phải kết hợp với các chỉ báo và mức hỗ trợ kháng cự khác để tăng độ chính xác, sự hiệu quả cho chiến lược giao dịch.
Hướng dẫn cách giao dịch với nến Inside Bar
Để giao dịch với mô hình nến Inside Bar, ta cần tuân theo các bước sau:
Bước 1: Xác định xu hướng hiện tại của thị trường bằng các công cụ phân tích kỹ thuật, như xu hướng giá, các chỉ báo kỹ thuật, các mức hỗ trợ và kháng cự…
Bước 2: Tìm kiếm mô hình nến Inside Bar trên biểu đồ, trong đó nến con có thân và bóng nhỏ hơn nến mẹ. Nếu có nhiều nến con liên tiếp, bạn có thể xem chúng như một mô hình nến Inside Bar đa nến.
Bước 3: Quan sát vị trí xuất hiện của mô hình nến Inside Bar. Nếu mô hình xuất hiện ở gần các vùng quan trọng của thị trường, như các mức S/R, các mức Fibonacci, các kênh giá hay các mô hình giá khác. Thì có thể xem đó là một tín hiệu giao dịch tốt.
Bước 4: Chờ giá phá vỡ một trong hai đường ranh giới của nến mẹ. Nếu giá phá vỡ đường cao nhất của nến mẹ, ta có thể vào lệnh mua.
Nếu giá phá vỡ đường thấp nhất của nến mẹ, ta có thể vào lệnh bán.
Bước 5: Đặt mức dừng lỗ và chốt lời cho lệnh giao dịch để bảo vệ vốn khi giá di chuyển ngược lại. Các trader nên đặt mức chốt lời ở các mức S/R tiếp theo hoặc khi có dấu hiệu giá suy yếu.
Lời kết
Inside Bar là gì? Với những thông tin chia sẻ trong bài viết hy vọng các bạn đã hiểu rõ khái niệm này. Nếu có thắc mắc nào hoặc cần thêm thông tin hỗ trợ đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi. Đặc biệt, đừng quên truy cập website thường xuyên mỗi ngày để đón đọc nhiều nội dung hữu ích hơn.