Tweezer Top là gì? Cách áp dụng mô hình đỉnh nhíp vào thức tế hiệu quả
Tweezer Top là một mô hình đảo chiều thường được tìm thấy trong xu hướng tăng, đã và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Dù là nhà đầu tư mới gia nhập thị trường đầu tư tài chính hay là một nhà đầu tư gắn bó lâu năm cùng thị trường. Thì một khi đã nắm bắt tốt được mô hình Tweezer Top chính bước đầu tiên dẫn đến thành công.
Vậy tại sao giao dịch với mô hình Tweezer Top lại quan trọng đến thế? Và cách thức nào để áp dụng mô hình Tweezer Top vào thực tế hiệu quả? Hãy cùng đi tìm hiểu những kiến thức xung quanh mô hình này qua bài viết dưới đây nhé!
Trong bài viết này
Tổng quan về Tweezer Top
Tweezer Top là gì?
Tweezer Top hay còn gọi là đỉnh nhíp, là một mô hình thể hiện sự giảm giá từ đỉnh trong một xu hướng tăng. Vì vậy, có thể nhận định đây là một mô hình đảo chiều, cảnh báo một tín hiệu xấu trong thời điểm thị trường sôi động nhất.
Ở phiên giao dịch đầu tiên mọi người đổ một dòng tiền lớn nên giá tăng tuy nhiên đến khi mở phiên giao dịch thứ 2 tâm lý nhà đầu tư có sự chuyển biến theo chiều ngược lại. Khi này giá mở cửa của thị trường ngang bằng với giá đóng cửa ở phiên đầu tiên là lúc xuất hiện xu hướng giảm giá. Đẩy giá từ đỉnh bất ngờ lao dốc thẳng đứng và tìm kiếm một đáy mới.
Nhận diện mô hình Tweezer Top trong thực tế
Thời điểm thị trường chưa sôi động, nhiều nhà đầu tư cho rằng mô hình đỉnh nhíp chỉ được xác định khi giá mở cửa ngang bằng với giá đóng cửa của 2 phiên giao dịch. Tuy nhiên, thị trường hiện tại đã khác, sự xuất hiện của nhiều nhà đầu tư mới gia nhập đã thay đổi quan điểm này.
Màu sắc giữa hai nến giao dịch chính là bước đầu tiên để nhận diện mô hình đỉnh nhíp. Chúng sẽ đối ngược hoàn toàn với môt nến xanh và một nến đỏ. Tuy nhiên cũng có thể là hai nến xanh nhưng đỉnh nến xanh thứ hai chỉ cao hơn đỉnh nến đầu không đáng kể.
Mặt khác, sự biến hoá khó lường của mô hình đỉnh nhíp sẽ không làm khó được nhà đầu tư nếu nhà đầu tư nắm bắt được những đặc điểm nhận dạng sau:
- Khi thị trường “hưng phấn” mô hình này xuất hiện cho tín hiệu đảo chiều của sự hạ nhiệt.
- Có hai nến đỉnh ngang bằng nhau hoặc nhiều nến ngang bằng nhau hợp thành.
- Đỉnh của các nến hợp thành sẽ ngang bằng nhau hoặc có thể chênh lệch không đáng kể, lúc này sẽ tạo nên một ngưỡng kháng cự yếu ớt.
Thông điệp truyền tải trên mô hình Tweezer Top
Khi thị trường hoàn thành mô hình Tweezer Top, nhà đầu tư có thể dễ dàng nhận thấy một sự đột phá về giá mạnh mẽ, không phải là tăng mà là sự lao dốc không phanh. Điều này là một tín hiệu ngầm cảnh báo về một xu hướng giảm sắp xuất hiện ngay cả khi thị trường đang ở thời điểm sôi động nhất.
Xét về mặt bản chất thì mô hình đỉnh nhíp chỉ diễn ra trong xu hướng tăng. Một khi thị trường trong thời kỳ uptrend giá sẽ không ngừng được nâng cao, di chuyển lên mức đỉnh điểm trong lịch sử. Tuy nhiên, mức giá đỉnh điểm này không cầm cự được quá lâu đã diễn ra một nến đảo chiều mạnh mẽ đây chính là lúc xác định mô hình đỉnh nhíp.
Ở góc độ của nhà đầu tư, không nhà giao dịch nào mong muốn sự xuất hiện của mô hình đỉnh nhíp. Vì đang trong giai đoạn hưng phấn nhà đầu tư sẽ khó kiểm soát được cảm xúc của bản thân dẫn đến những quyết định đầu tư sai lầm.
Nói một cách khác thì mô hình đỉnh nhíp là cơ hội để nhà đầu tư chốt lời. Đây là tín hiệu cảnh báo sự đảo ngược của thị trường thế nên nếu kiểm soát tốt được cảm xúc nhà đầu tư có thể chốt lời ở giai đoạn này. Mặt khác, đây cũng có thể là điểm vào lệnh bán thích hợp nhất.
Điểm khác biệt giữa mô hình Tweezer Top và mô hình Tweezer Bottom
Ngược lại với mô hình Tweezer Top là mô hình Tweezer Bottom, cặp mô hình này tượng trưng cho hai dấu hiệu đảo chiều không giống nhau. Nếu mô hình đỉnh nhíp là thể hiện sự đảo chiều từ tăng sang giảm. Thì mô hình Tweezer Bottom lại là sự đảo ngược từ giảm sang tăng.
Mặt khác, chúng cũng có điểm tương quan khi rất dễ nhận thấy và hay xuất hiện theo một xu hướng chung. Nhận diện cơ bản nhất là hai màu nến khác biệt hoàn toàn, khi mô hình đỉnh nhíp là một nến xanh và một nến đỏ còn mô hình Tweezer Bottom lại là một nến đỏ kế tiếp là một nến xanh.
Xét dưới góc độ nhà đầu tư, thì cả hai mô hình này đều có thể là một cơ hội đầu tư ngắn hạn kiếm thu được lợi nhuận cao. Trên góc độ lệnh bán nhà đầu tư sẽ có thể chốt lời khi thấy sự xuất hiện của mô hình đỉnh nhíp. Trên góc độ lệnh mua thì sự xuất hiện của mô hình Tweezer Bottom chính là cơ hội đầu tư ngắn hạn tốt nhất.
Tâm lý của nhà đầu tư khi đối mặt với mô hình đỉnh nhíp
Mô hình đỉnh nhíp là cơ hội đầu tư ngắn hạn cho nhà đầu tư biết quản lý cảm xúc. Cũng sẽ là bất lợi lớn đến với những nhà đầu tư bị cảm xúc chi phối quá nhiều.
Một lệnh mua đã được mở ra trước khi sự xuất hiện của mô hình đỉnh nhíp nghĩa là khi mô hình đỉnh nhíp khởi chạy nhà đầu tư đã có lợi nhuận. Thế nhưng, với lòng tham và mức lợi nhuận mong muốn chưa đạt được nhà đầu tư đã không kịp chốt lời.
Dẫn đến mô hình đỉnh nhíp hoàn thành, khi này lợi nhuận đã không còn được cao như đỉnh nhà đầu tư một lần nữa lại mong mỏi đạt đỉnh sẽ chốt lời. Không may tình xuống đảo ngược xảy đến nhà đầu tư buộc phải cắt lỗ.
Trên thực tế có rất nhiều nhà đầu tư gặp phải tình trạng này thế nên hãy đảm bảo rằng một nhà đầu tư thông thái là một nhà đầu tư biết quản lý cảm xúc.
Cách áp dụng mô hình Tweezer Top trong giao dịch thực tế
Sau những định nghĩa khô khan về mô hình đỉnh nhíp, có lẽ nhà đầu tư đang tìm kiếm một cách thức áp dụng mô hình này vào thực tế. Sau đây chính là cách thức giao dịch hiệu quả trong mô hình đỉnh nhíp:
Xác định điểm vào lệnh
Trong mô hình đảo chiều, nhà đầu tư nào cũng muốn tìm được điểm vào lệnh thích hợp, đẹp nhất. Nếu nhà đầu tư có một vị thế tốt thì khi những chuyển biến nhẹ cũng sẽ không làm nhà đầu tư mất bình tĩnh cũng như lung lay quyết định đầu tư ban đầu. Một khi thị trường xuất hiện tín hiệu đảo ngược chính là lúc nhà đầu tư nên vào lệnh ngay lập tức.
Điểm vào lệnh trong mô hình đỉnh nhíp cũng không khó nhận ra. Nhà đầu tư cần phải phân tích đồ thị đường đi của mã giao dịch trên hai khung thời gian. Một là khung thời gian dài hai là khung thời gian ngắn. Khung thời gian dài ở đây thường là ngày và khung thời gian ngắn có thể được xác định theo giờ hoặc phút.
Nhà đầu tư cần nắm rõ thời điểm chuyển giao giữa hai ngày để xác định đỉnh của mô hình đỉnh nhíp. Sau đó cân nhắc trên khung thời gian một giờ xem chiều đảo ngược đã được khởi chạy hay chưa. Một khi mô hình đảo ngược giảm giá khởi chạy chính là lúc nhà đầu tư vào lệnh bán (short).
Xác định điểm chốt lời và cắt lỗ
- Điểm chốt lời
Đối với những nhà đầu tư đã vào lệnh mua trước khi mô hình đỉnh nhíp được khởi chạy thì xin chúc mừng nhà đầu tư, lệnh mua đó đã có một mực lợi nhuận nhất định. Lúc này hãy quản lý cảm xúc thật tốt đừng vì lòng tham và sự hưng phấn mà quên đi chốt lời. Nhà đầu tư hãy phân tích biểu đồ trên hai khung thời gian để xác định những bước khởi chạy của mô hình đỉnh nhíp và chốt lời ngay tại thời điểm đó.
Việc tối ưu hoá lợi nhuận từ mô hình đỉnh nhíp là một điều không hề đơn giản. Vì nhà đầu tư chỉ có thể nhận ra khi mô hình khi nó đã hoàn thành. Vậy nên cần một chút may mắn và bản lĩnh của nhà đầu tư mới có thể đạt được việc chốt lời ngay đỉnh.
Mặt khác, đối với những nhà đầu tư muốn dựa vào mô hình đỉnh nhíp để vào lệnh bán. Thì điểm chốt lời lúc này càng khó xác định hơn. Cơ bản khi mô hình đỉnh nhíp diễn ra nhà đầu tư vào lệnh bán đã có lời và sau khi nó hoàn thành xu hướng giảm càng rõ rệt thì lợi nhuận càng cao. Vì vậy muốn xác định điểm chốt lời lúc này cần tìm ngưỡng kháng cự hoặc sự xuất hiện của mô hình Tweezer Bottom.
- Điểm cắt lỗ
Điểm cắt lỗ là một điểm không nhà đầu tư nào mong muốn nhưng nhà đầu tư cần phải xác định điểm cắt lỗ ngay từ khi quyết định vào lệnh để phòng tránh rủi ro. Mỗi nhà đầu tư sẽ có một điểm cắt lỗ không giống nhau vì điều này còn tùy thuộc vào tình hình tài chính của mỗi người.
Điểm cắt lỗ trong mô hình đỉnh nhíp sẽ xảy khi xuất hiện một nến đột phá. Nến đột phá này có đỉnh vượt xa đỉnh của mô hình Tweezer Top, phá vỡ xu hướng giảm của mô hình và đột phát thành xu hướng tăng dài hạn.
Giao dịch với mô hình Tweezer Top cần lưu ý điều gì?
Một khi mô hình nến đỉnh nhíp được hình thành rất có thể sẽ xuất hiện một quá trình đột phá tăng mạnh mẽ. Lúc này nến thứ hai sẽ có giá đóng cửa lệch hẳn về phía trên và phần thân nến có độ lớn gấp nhiều lần so với nến thứ nhất. Chính là dấu hiệu về xu hướng tăng mạnh mẽ.
Ở trường hợp nêu trên nhà đầu tư cần phải bình tĩnh xác định ngưỡng kháng cự và tiến hành bình quân giá nếu không muốn cắt lệnh. Mặt khác tuỳ thuộc vào tình hình tài chính bản thân mà nhà đầu tư nên cắt lệnh khi trường hợp này xảy ra.
Mô hình Tweezer Top không còn xa lạ gì với nhà đầu tư nhưng để hiểu rõ hơn nó thì một hành trình thực chiến gian khổ là khó tránh khỏi. Có thất bại sẽ có thành công nên nhà đầu tư đừng ngần ngại,. Mong rằng với những kiến thức nêu trên sẽ giúp nhà đầu tư tránh được những thất bại khi giao dịch với mô hình Tweezer Top.