Cách Theo Dõi Tỷ Giá Ngoại Tệ
Nếu như bạn đang tìm hiểu về cách theo dõi tỷ giá ngoại tệ thì đừng vội lướt qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Tỷ giá ngoại tệ là một trong những khái niệm tài chính được nhắc đến khá nhiều trong vài năm trở lại đây. Bởi vì trong thời kỳ hội nhập, công nghiệp hóa – hiện đại hóa như ngày nay thì nhu cầu trao đổi tiền tệ giữa các quốc gia là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, bạn cũng cần biết được cách theo dõi tỷ giá ngoại tệ chính xác như thế nào nếu đang có nhu cầu làm việc hoặc đầu tư liên quan đến chúng.
Trong bài viết này
Tỷ giá ngoại tệ là gì?
Tỷ giá ngoại tệ hay còn được biết đến là tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi giữa 2 đồng tiền của 2 quốc gia. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản đây là việc chuyển đổi giá của đồng tiền này sang đồng tiền của quốc gia khác, hoặc chính là số lượng tiền tệ cần thiết để mua một đơn vị tiền tệ của các quốc gia khác.
Theo đó, tỷ giá hối đoái Việt Nam là tỷ lệ giá trị của Việt Nam đồng với giá trị đồng tiền nước ngoài. Chẳng hạn như tỷ giá USD/VND = 23.070 tức là 1 USD = 23.070 VNĐ hay nếu bạn bỏ ra 23.070 VND thì sẽ mua được 1 đồng USD.
Phân loại tỷ giá ngoại tệ?
Hiện nay trên thị trường đang có rất nhiều cách phân loại tỷ giá hối đoái khác nhau. Bạn cần hiểu được chúng để cân nhắc cách theo dõi tỷ giá ngoại tệ do mỗi kiểu phân loại sẽ dựa vào những đặc điểm riêng biệt khác nhau. Cụ thể như sau:
Dựa vào đối tượng xác định tỷ giá
Dựa vào tiêu chí phân loại này thì chúng ta có 2 dạng tỷ giá hối đoái như sau:
- Tỷ giá ngoại tệ chính thức: con số này do Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố và các ngân hàng thương mại cũng như các đơn vị tín dụng sẽ dựa vào tỷ giá này để tính tỷ giá mua vào, bán ra, hoán đổi của một cặp tiền tệ.
- Tỷ giá ngoại tệ thị trường: chúng được xác định dựa trên mối quan hệ cung cầu của thị trường ngoại hối.
Dựa vào giá trị của tỷ giá
Theo giá trị của tỷ giá tiền tệ thì nó sẽ được chia thành:
- Tỷ giá ngoại tệ danh nghĩa: tỷ giá hiện tại của một loại tiền tệ nhất định mà không tính đến yếu tố lạm phát.
- Tỷ giá ngoại tệ hoán thực: tỷ giá hiện tại của một đồng tiền tệ nhất định có tính đến yếu tố lạm phát.
Dựa vào phương thức chuyển đổi ngoại hối
Nếu chia theo phương thức chuyển đổi ngoại tệ thì sẽ có 2 dạng tỷ giá là:
- Tỷ giá điện hối: được hiểu là dạng tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện. Tỷ giá này thường được niêm yết tại các ngân hàng và đồng thời nó cũng được coi là cơ sở để xác định các loại tỷ giá khác.
- Tỷ giá thư hối: là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư, thường sẽ thấp hơn tỷ giá hối đoái bằng điện.
Dựa vào thời điểm giao dịch ngoại hối
- Tỷ giá mua: Tỷ giá mà ngân hàng chấp nhận mua ngoại hối
- Tỷ giá bán: Tỷ giá mà ngân hàng đồng ý bán ngoại hối ra
Thông thường để đảm bảo lợi nhuận cho các ngân hàng thì tỷ giá bán bao giờ cũng sẽ lớn hơn tỷ giá mua.
Dựa vào kỳ hạn thanh toán
- Tỷ giá giao ngay: được hiểu là tỷ giá do các tổ chức tín dụng niêm yết tại thời điểm giao ngay hoặc do 2 bên đưa ra thỏa thuận.
- Tỷ giá kỳ hạn: là tỷ giá do tổ chức tín dụng tự tính toán hoặc cũng có thể là thỏa thuận giữa 2 bên. Tuy nhiên phải đảm bảo một điều rằng tỷ giá này nằm trong biên độ quy định về tỷ giá kỳ hạn của Ngân hàng nhà nước.
Vai trò của tỷ giá ngoại tệ trong nền kinh tế?
Trên thực tế, tỷ giá ngoại hối nói chung có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của mỗi quốc gia. Do vậy, việc Chính phủ nói chung và Ngân hàng nhà nước nói riêng thường xuyên quan tâm và điều chỉnh giá để chúng đi vào hoạt động ổn định cũng là điều dễ hiểu. Cụ thể, bạn cũng có thể tham khảo vai trò của nó trước khi cân nhắc cách theo dõi tỷ giá ngoại tệ như sau:
- Công cụ quan trọng để so sánh sức mua của đồng nội tệ với đồng ngoại tệ. Điều này có thể giúp người dùng đánh giá được giá cả hàng hóa trong nước với nước ngoài chênh lệch như thế nào.
- Ảnh hưởng đến quá trình xuất nhập khẩu của một quốc gia: bạn có thể hình dung là khi tỷ giá hối đoái tăng tức là giá cả của hàng hóa xuất – nhập khẩu của nước đó sẽ thấp hơn với sản phẩm cùng loại trên thị trường khác. Vấn đề này hoàn toàn có thể làm tăng sức cạnh tranh của các mặt hàng hàng hóa nói chung.
- Ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát và khả năng tăng trưởng nền kinh tế: tỷ giá hối đoái tăng khiến cho hàng hóa nhập khẩu đắt hơn (ngược lại với tình trạng mà chúng tôi đã đề cập ở trên). Nó có thể làm tăng tỷ lệ lạm phát tăng lên, một số tình huống có thể vượt ngoài tầm kiểm soát.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái?
Dù có thể bạn đã biết được cách theo dõi tỷ giá ngoại tệ nhưng trên thị trường thường có rất nhiều vấn đề biến động khiến tỷ giá thay đổi liên tục, thậm chí hàng giờ. Dưới đây là một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái:
- Tỷ lệ lạm phát: lạm phát trong nước càng cao so với nước ngoài thì cùng đồng nghĩa với việc tỷ giá hối đoái sẽ tăng (trường hợp này đồng nội tệ sẽ giảm) và ngược lại.
- Lãi suất: nó có tác động khá lớn đến các hoạt động đầu tư nước ngoài và có thể khiến tỷ giá hối đoái lên xuống tùy tình huống. Và ngược lại, nếu lãi suất trong nước cao hơn nước ngoài thì tỷ giá hối đoái giảm, đồng nội tệ tăng.
- Nợ công: đây cũng là một trong những yếu tố đến tỷ giá hối đoái bởi vì tỷ lệ lạm phát tăng cao một phần là do nợ công. Điều này được hiểu là có tác động gián tiếp đến tỷ giá hối đoái.
- Trao đổi thương mại: chủ yếu là do tình hình tăng trưởng kinh tế và cán cân thanh toán thương mại.
Cách theo dõi tỷ giá ngoại tệ nhanh chóng hiện nay
Dưới đây là một số cách theo dõi tỷ giá ngoại tệ chính xác và được ưa chuộng hiện nay:
Truy cập trang cập nhật tỷ giá ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Trang web này sẽ cho bạn biết được tỷ giá hối đoái được cập nhật hàng ngày cùng một số chỉ số quan trọng như:
- Tỷ giá trung tâm: tỷ giá chính thức vào giờ chốt giao dịch cuối ngày trước đó, cộng với một biên độ nhất định do Ngân hàng Nhà nước quy định dựa vào diễn biến thị trường. Con số này chính là tỷ giá được mở ra cho ngày hôm sau.
- Tỷ giá tham khảo tại các Sở giao dịch trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: đây là mức tỷ giá mua vào, bán ra tại các Sở giao dịch. Tùy vào diễn biến thị trường, tỷ giá mua vào, bán ra này sẽ được quy định có sự chênh lệch khác nhau theo từng ngày.
- Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam với một số ngoại tệ: đây là con số nhằm xác định giá trị tính thuế, áp dụng với rất nhiều các đồng ngoại tệ.
Cách theo dõi tỷ giá ngoại tệ tại ngân hàng
Hiện nay tại các ngân hàng lớn có dịch vụ trao đổi ngoại tệ như Vietcombank,Vietinbank, Techcombank, Eximbank,… đều có bảng giá ngoại tệ được niêm yết mỗi ngày tại hội sở.
Bên cạnh đó, cách theo dõi tỷ giá ngoại tệ ngân hàng phổ biến hiện nay là truy cập vào website chính thức của ngân hàng ấy. Đồng thời, nếu bạn có nhu cầu đổi ngoại tệ thì cũng có thể vào ngân hàng để thực hiện quy đổi, quá trình này sẽ diễn ra tương đối dễ dàng – nhanh chóng hơn.
Xem tỷ giá ngoại tệ tại các tiệm vàng
Cách theo dõi tỷ giá ngoại tệ tại các tiệm vàng cũng là lựa chọn được nhiều người cân nhắc. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý vì thông thường tỷ lệ chênh lệch giữa các tiệm vàng sẽ cao nhiều so với ngân hàng, tức là khi thực hiện quy đổi thì bạn có thể bị lỗ phần chênh lệch này. Chưa kể đến, một số tiệm vàng không uy tín còn có thể đổi tiền giả để lừa tiền của bạn.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến chủ đề cách theo dõi tỷ giá ngoại tệ mà chúng tôi đã tổng hợp để bạn đọc cùng tham khảo. Để theo dõi thêm các bài viết cùng chủ đề, vui lòng truy cập vào website khoahocfx.com của chúng tôi nhé!
>> Có thể bạn quan tâm: