Khám phá tất tần tật các loại biểu đồ phổ biến trong giao dịch
Các loại biểu đồ phổ biến trong giao dịch là cơ sở để nhà đầu tư giao dịch phân tích và cân nhắc thời điểm vào lệnh đầu tư sao cho thích hợp.
Thị trường chứng khoán, tài sản, cổ phiếu hay Forex nói chung cần dùng khá nhiều kết quả phân tích. Các loại biểu đồ phổ biến trong giao dịch sẽ giúp xem xét và đánh giá quá trình giao dịch.
Các chuyên viên phân tích thị trường sẽ nhận định được xu từ đó nhận định những hành vi giá liên quan. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ đề cập đến các loại biểu đồ phổ biến để mọi người tham khảo.
Trong bài viết này
Các loại biểu đồ trong giao dịch là gì?
Các loại biểu đồ phổ biến trong giao dịch Forex được hiển thị một cách cụ thể và khá trực quan.
Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư nhận biết được xu hướng của thị trường, từ đó suy ra các hành vi giá liên quan. Thông qua điều này họ sẽ chắc chắn hơn với quyết định đầu tư của mình.
Tuy nhiên trên thực tế, nếu một nhà đầu tư là Trader mới vào nghề thì việc xem biểu đồ là một vấn đề tương đối khó khăn. Chúng ta cần dành nhiều thời gian để học hỏi và thực hành thuần thục để áp dụng đúng.
Chi tiết về các loại biểu đồ phổ biến trong giao dịch
Các loại biểu đồ phổ biến trong giao dịch là: biểu đồ dạng đường, biểu đồ dạng thanh, biểu đồ dạng nến và biểu đồ dạng núi.
Biểu đồ dạng đường
Dạng biểu đồ đường – Line Chart này được xem là loại mà nhiều người sử dụng nhất trên thị trường chứng khoán cũng như Forex nói chung.
Đây cũng là loại biểu đồ được mọi người sử dụng phổ biến nhất trong các ngành khác. Nó có thể được dùng để mô phỏng các hiện tượng xã hội và kinh tế. Từ đó đưa ra nghiên cứu nhận định về hình thái thay đổi của chúng.
Trên thực tế nó chủ yếu được dùng trên các thị trường giao dịch mới. Khi nó chỉ vừa đi vào hoạt động ở khoảng thời gian ngắn.
Nếu sử dụng phương pháp khớp lệnh định kỳ từng phiên hoặc nhiều lần một phiên có thể khớp lệnh.
Song, mức độ giao dịch còn chưa thể đạt được bằng các sàn giao dịch sử dụng phương pháp khớp lệnh liên tục.
Ưu điểm của loại biểu đồ này là dễ sử dụng, vì thế nó được phủ rộng trên tất cả các sàn giao dịch Forex ở khắp nơi.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán hiện đại hiện nay diễn biến phức tạp với nhiều thành phần khác nhau.
Bên cạnh đó, mức độ dao động diễn ra trong thời gian ngắn cùng độ lệch tương đối cao. Trong trường hợp dùng loại biểu đồ đường để phân tích sẽ có thể mang lại hiệu quả không cao.
Vì thế ngày nay, các nhà đầu tư hiện đại đang chuyển sang dùng các loại biểu đồ phổ biến trong giao dịch khác mang lại hiệu quả cao hơn, ví dụ như là biểu đồ dạng Bar chart và biểu đồ dạng nến.
Biểu đồ dạng thanh
Mỗi thanh hiển thị trên biểu đồ dạng Bar Chart thể hiện 4 thông tin gồm: giá mở cửa, giá đóng cửa, giá thấp nhất và giá cao nhất của tài sản trong một khoảng thời gian xác định.
Một thanh dài trong biểu đồ sẽ thể hiện mức biến động cao của giá khi các mức giá ở cách xa nhau; và ngược lại với thanh ngắn sẽ thể hiện biến động thấp của giá.
Biểu đồ nến (Candlestick Chart)
Biểu đồ hình nến cũng là một trong các loại biểu đồ phổ biến trong giao dịch. Nó được người Nhật Bản tạo ra và áp dụng đầu tiên trên thị trường của họ.
Nhờ ưu điểm vượt trội, loại biểu đồ nến Candlestick Chart đang dần dần trở thành loại biểu đồ được dùng phổ biến nhất trên hầu hết những thị trường hiện đại.
Tương tự như dạng biểu đồ thanh Bar Chart, mỗi ký tự có trên biểu đồ thường được gọi là một cây nến. Nó cũng thể hiện 4 mức giá ở trong 1 phiên giao dịch.
Các Trader có thể đánh màu cho cây nến tùy theo nó là xu hướng tăng (giá đóng cửa sẽ cao hơn giá mở cửa); hay xu hướng giảm (giá đóng cửa lúc này sẽ thấp hơn so với giá mở cửa).
Thông thường, các biểu đồ trên thị trường sẽ để mặc định nến tăng thì có màu xanh còn nến giảm thì có màu đỏ. Từ đó giúp các nhà giao dịch dễ dàng nhận định xu hướng giá.
Ưu điểm của biểu đồ dạng nến (Candlestick Chart) so với các loại biểu đồ phổ biến trong giao dịch khác là sự biến động của giá và xu hướng giá của tài sản sẽ được thể hiện rõ ràng hơn và dễ nhận biết hơn.
Ví dụ: như với biểu đồ dạng thanh thì xu hướng giá chỉ được biểu hiện qua độ dài của từng thanh trong biểu đồ.
Còn với biểu đồ dạng nến thì sự khác biệt và mối quan hệ giữa các mức giá sẽ được khắc họa tương đối rõ ràng.
Ngoài ra, biểu đồ hình nến còn một ưu điểm khác là nó kết hợp rất tốt với các kỹ thuật phân tích mô hình giá hay phân tích xu hướng của thị trường.
Biểu đồ dạng núi/vùng
So với các loại biểu đồ phổ biến trong giao dịch kể trên thì dạng biểu đồ núi ít trader sử dụng hơn.
Biểu đồ hình núi là biểu đồ tài chính nối các điểm mức giá đóng cửa của những phiên giao dịch lại với nhau. Từ đó nó có hình dạng trông giống như các sườn núi, dãy núi.
Thực tế mà nói, biểu đồ hình núi về cơ bản cũng tương tự như biểu đồ đường nhưng không gian ở dưới sẽ được thêm màu sắc. Do đó, mọi người cũng gọi nó là biểu đồ khu vực.
Biểu đồ hình núi có một số công dụng cơ bản như: thể hiện sự tăng trưởng của một khoản đầu tư theo thời gian.
Ngoài ra, biểu đồ này cũng được dùng như một công cụ phân tích hành vi của giá. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần cẩn trọng vì loại biểu đồ này có thể gây ra ảo ảnh về sự tăng trưởng hay phát triển lớn hơn so với giá trị thực tế.
Một số lưu ý cần biết khi áp dụng các loại biểu đồ phổ biến trong giao dịch để phân tích
Khối lượng giao dịch
Khối lượng giao dịch (Volume) là số lượng tài sản đã được giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, có thể là một phiên hay nhiều phiên giao dịch.
Một số nhà phân tích cho rằng đây là một trong các yếu tố tương đối quan trọng. Nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng giao dịch và thường sẽ được ghi vào phía bên dưới của các biểu đồ.
Đầu tiên, khối lượng giao dịch sẽ cho thấy mức độ thanh khoản của các thị trường. Các tài sản có khối lượng giao dịch càng lớn, mức thanh khoản càng cao thì việc mua bán sẽ diễn ra càng nhanh chóng.Từ đó, các trader sẽ có cái nhìn chính xác hơn, rõ ràng hơn về xu hướng mới của giá cả thị trường.
Ví dụ: khi giá của tài sản có xu hướng tăng thì khối lượng giao dịch cũng sẽ lên cao. Đây được coi là một trong những tín hiệu có thể nói là gần chính xác để giúp xác nhận các xu hướng của giá.
Ngược lại nếu giá tăng lên trong khi khối lượng giao dịch lại giảm dần thì cho thấy có thể cân nhắc rằng xu hướng tăng giá sắp kết thúc sớm.
Lựa chọn khung thời gian để tiến hành phân tích
Việc lựa chọn một khung thời gian dài như tuần hoặc tháng thì sẽ cho cái nhìn tổng quan hơn về thị trường.
Còn các khung thời gian phân tích ngắn hơn như hàng giờ, hàng phút thì có thể cung cấp thông tin chi tiết, giúp nhà đầu tư nắm bắt và tìm được các điểm vào lệnh, ra lệnh sao cho hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, với khung thời gian quá ngắn thì các nhà đầu tư có thể gặp khó khăn không thể phân tích tối ưu nhất vì các tín hiệu nhiễu.
Tóm lại, các nhà đầu tư cũng nên suy tính và áp dụng nhiều khung thời gian khác nhau sao cho phù hợp với giao dịch của mình.
Trên đây là những thông tin chi tiết về các loại biểu đồ phổ biến trong giao dịch. Hy vọng bài viết này có thể giúp các nhà đầu tư tham khảo. Từ đó có căn cứ để tiến hành giao dịch hiệu quả nhất.
>> XEM THÊM: Phân tích kỹ thuật là gì? Hướng dẫn cho người mới bắt đầu về phân tích kỹ thuật